Phác đồ điều trị đái tháo đường tuýp 2 - Các bạn tham khảo thêm nhé!

Đái tháo đường là bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể sống khỏe mạnh trong thời gian dài nếu có chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý.

1. Đại cương:

Đái tháo đường tuýp 2 chiếm tỉ lệ lớn (90-95%) trong bệnh tiểu đường tuy cũng không chữa khỏi nhưng có thể sống khỏe mạnh trong thời gian dài với việc áp dụng chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực hợp lý. Đái tháo đường tuýp 2 chỉ sử dụng thuốc kết hợp khi biện pháp kiểm soát đường huyết bằng chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực không đáp ứng mục tiêu điều trị.

2. Các phác đồ

Tùy thuộc vào các yếu tố: Tuổi, thể lực, chế độ làm việc, mức đường huyết và điều kiện hoàn cảnh cá nhân mà áp dụng linh hoạt các phác đồ điều trị sau:

a) Phác đồ: kiểm soát đường huyết bằng chế độ dinh dưỡng dành cho người tiểu đường hoạt động thể lực hợp lý

Khi áp dụng  chế độ dinh dưỡng để kiểm soát đường huyết cần phải  làm tốt các mục sau:

- Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người tiểu đường

- Lựa chọn thực phẩm hợp lý, được khuyến cáo nên dùng cho người tiểu đường ưu tiên thực phẩmchỉ số tăng đường huyết (GI) thấp.

- Xây dựng khẩu phần và thực đơn cho người tiểu đường.

- Chế độ hoạt động thể lực phù hợp

b) Phác đồ: Chế độ ăn kiêng hoạt động thể lực hợp lý kết hợp thuốc viên chống đái tháo đường

- Đối tượng áp dụng:

+ Đái tháo đường tuýp 2 kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn và hoạt động thể lực không đạt được mục tiêu điều trị.

+ Đái tháo đường tuýp 2 ở người trẻ dưới 30 tuổi đái tháo đường tuýp 2 có kèm theo rối loạn mỡ máu đái tháo đường tuýp 2 ở người béo phì thừa cân hoặc có kèm theo tất cả các dấu hiệu trên.

+ Đái tháo đường tuýp 2 kèm theo các biến chứng mắt thận và các mạch máu nhỏ khác.

+ Đái tháo đường tuýp 2 có đường huyết lúc đói thường ở mức > 13,7 mmol/L.

+ Cách dùng thuốc viên chống đái tháo đường trong phác đồ:

Đơn trị liệu:

+ Người béo phì rối loạn lipid máu có thể chọn nhóm metformin, nhóm glitazo, hoặc ức chế alpha glusidase, nhưng thường chọn Metformin:

+ Ở bệnh nhân đường huyết lúc đói thường ở mức > 13,7mmol/L, thể trạng trung bình hoặc gày, chọn nhóm sulfonylurea.

+ Tăng đường huyết sau ăn, chọn nhóm ức chế alpha-glucosidase. 

Đa trị liệu

+ Khi dùng đơn trị liệu không đạt được mục tiêu có thể phối hợp như sau:

+ Nhóm ức chế alpha glucosidase - Sulphomylurea - metfomin (cách phối hợp có thể thay đổi dùng 1 nhóm là chủ đạo, 2 nhóm còn lại là phối hợp)

c) Phác đồ: thuốc viên kết hợp tiêm insulin nền, chế độ ăn kiêng và chế độ vận động phù hợp

- Đối tượng áp dụng:

Khi dùng thuốc viên và chế độ ăn kiêng không đạt được mục tiêu điều trị, có nhiều biến chứng cần kiểm soát đường huyết tốt hơn.

- Phác đồ:

Phối hợp thuốc viên chống đái tháo đường với 1 mũi tiêm insulin tác dụng trung gian hoặc hỗn hợp vào trước bữa ăn tối hoặc 1 mũi insulin tác dụng chậm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Liều lượng từ 0,1-02 UI/kg/ngày.

d) Phác đồ: tiêm 2 mũi insulin loại tác dụng trung gian kết hợp thuốc viên chống đái tháo đường

- Đối tượng áp dụng:

khi sử dụng thuốc viên chống đái tháo đường kết hợp insulin nền không đủ tác dụng, bệnh nhân đã có nhiều biến chứng mạch máu nhỏ hoặc biến chứng mạch máu lớn.

- Phác đồ:

Sử dụng insulin tác dụng trung gian, chia tổng liều trong ngày thành 2/3 cho buổi sáng, 1/3 cho buổi chiều

e) Phác đồ sử dụng nhiều mũi insulin:

Đối tượng áp dụng: Dành cho các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, có nhiều biến chứng hoặc đường huyết luôn ở mức cao, hoặc dao động thất thường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật