Nhận biết triệu chứng và cách phòng tránh bệnh sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là bệnh thường gặp. Bệnh có thể chữa khỏi nhưng dễ tái phát. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết và cách phòng chống bệnh.

Triệu chứng sỏi đường tiết niệu

Khi bị sỏi đường tiết niệu đường tiết niệu bị kích thích đưa đến co thắt, … gây tăng áp lực đột ngột ở đài – bể thận làm nên các cơn đau quặn thận Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe…. Sau đó bệnh nhân thường bị đau quặn, dữ dội, cảm giác bị co thắt bên trong, lăn lộn, không nằm ở tư thế nào để giảm đau

Cơn đau có thể lan xuống bẹn, đùi tùy vị trí và mức độ bế tắc. Bệnh nhân nôn và buồn nôn tiểu máu, bệnh thường tái phát khi bệnh nhân rung chuyển nhiều và mạnh, đỡ dần khi nghỉ ngơi, sốt cao…. Ngoài máu có thể tiểu ra mủ (dấu hiệu cần nghĩ đến sỏi thận) tiểu buốt hay gắt (nếu viêm đài – bể thận).

Trong nhiều trường hợp sỏi thận sỏi có thể rất to, thậm chí thành sỏi san hô mà bệnh nhân không có triệu chứng gì, hoặc chỉ đau âm ỉ vùng hông lưng bên có sỏi, do đó nhiều bệnh nhân đến bệnh viện khi đã có biến chứng nhiễm trùng hoặc suy thận Sỏi không tắc nghẽn thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám bệnh tổng quát, hoặc đôi khi bệnh nhân có dấu hiệu tiểu máu.

Đi khám để tránh biến chứng

Mặc dù có những triệu chứng rõ ràng như vậy, nhưng để khẳng định rõ mình có bị sỏi đường tiết niệu hay không cần làm những xét nghiệm riêng để nhầm lẫn với một số bệnh khác: siêu âm bụng để đánh giá độ ứ nước của thận, làm tổng phân tích nước tiểu cấy nước tiểu, chụp hệ niệu nội tĩnh mạch (UIV) hoặc chụp điện toán cắt lớp…

Bệnh sỏi đường tiết niệu nếu không được điều trị sẽ dẫn tới các hậu quả trọng. Đó là: Sỏi tại bàng quang niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó.

Theo TS.BS. Đỗ Gia Tuyển: “Bệnh nhân cần được vào viện ngay khi được chẩn đoán có 1 trong các tình trạng sau:

- Ứ mủ bể thận do sỏi bể thận hoặc niệu quản.

- vô niệu - suy thận do tắc nghẽn niệu quản 2 bên hoặc 1 bên ở thận duy nhất còn chức năng.

- Bệnh nhân không có khả năng uống thuốc do bị nôn dai dẳng, suy kiệt, hoăc cao tuổi hay những bệnh nhân đau dữ dội nhưng không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.

- Đái máu đại thể liên tục.

- Suy thận mạn giai đoạn cuối do sỏi”.

Về điều trị bệnh này, tùy thuộc vào mức độ bị sỏi đường tiết niệu mà các bắc sỹ sẽ tiến hành áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Có thể điều trị nội khoa hoặc phải tiến hành phẫu thuật. Điều trị nội khoa (không cần mổ) được áp dụng đối với sỏi không gây bế tắc, không gây triệu chứng, không có nhiễm trùng.

Sỏi nhỏ hơn 4 - 5mm có thể tự ra theo dòng nước tiểu, bệnh nhân được khuyên nên uống nhiều nước.

Sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 4mm thì 90% sẽ tự tiểu ra. (Tuy nhiên, nếu sỏi lớn hơn 6mm thì khả năng tiểu ra sỏi chỉ khoảng 20%). Sỏi đường tiết niệu gây nhiễm trùng hoặc bế tắc có chỉ định can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, tùy kích thước và vị trí của sỏi trên đường tiết niệu và đặc điểm bệnh nhân mà có những phương pháp điều trị khác nhau như: mổ mở, tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da (PCNL), nội soi bàng quang niệu quản tán sỏi, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản

Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi thận một bên còn bên kia sỏi niệu còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận cấp hoặc mạn tính.

Không chỉ với sỏi đường tiết niệu mà với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần chủ động phòng tránh. Mỗi người nên uống nhiều n­ước từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, đảm bảo lượng nước tiểu khoảng > 1.5 lít/ngày. Không nên ăn quá nhiều đậu nành vì nó chứa rất nhiều oxalat, ăn quá nhiều sẽ khiến can-xi và oxalate kết dính thành khối gây ra sỏi thận

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật