Cơn đau quặn thận là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Cơn đau quặn thận là gì?

Cơn đau quặn thận xảy ra khi sỏi vào trong niệu quản gây tắc nghẽn dòng nước tiểu đặc biệt khi sỏi di chuyển cơn đau quặn thận là cơn đau rất cấp tínhdữ dội thường yêu cầu xử trí cấp cứu.

Cơn đau quặn thận xảy ra khi sỏi vào niệu quản

Cơn đau quặn thận xảy ra khi sỏi vào niệu quản

Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau quặn thận

– Nguyên nhân sâu xa của cơn đau quặn thận có thể là chứng sỏi tiết niệu, huyết khối trong niệu quản hoặc khối u chèn ép niệu quản từ bên ngoài. Những hiện tượng này gây tắc cấp tính đường dẫn tiểu, dẫn đến ứ nước, căng trướng đài bể thận gây ra cơn đau quặn thận.

sỏi niệu quản là căn nguyên thường gặp nhất. Sỏi gây ứ niệu làm tăng áp lực trong đài-bể thận, gây tổn thương niệu quản dẫn đến đái máu đại thể. 

xuất huyết đài-bể thận: chảy máu vùng đài-bể thận hình thành máu tụ trong bể thận dẫn đến tắc niệu quản. Những trường hợp xuất huyết đài-bể thận đơn thuần khi kiểm tra siêu âm và X quang tiết niệu không có sỏi.

– Viêm chít hẹp quanh niệu quản: Viêm mãn tính thường gặp do lao thận-tiết niệu hoặc u sau phúc mạc chèn ép vào niệu quản.

– Một số trường hợp đau quặn thận do sỏi đài-bể thận.

– U bàng quang gây hẹp lỗ niệu quản đổ vào bàng quang.

Bệnh do u bàng quang, u niệu quản gây ra

Bệnh do u bàng quang, u niệu quản gây ra

Triệu chứng thường gặp

- Cơn đau quặn thận thường xuất hiện sau một gắng sức với đặc điểm đau vùng hố thắt lưng, đau lan phía trước vùng hạ sườn phải hoặc hạ sườn trái, lan xuống vùng bẹn, vùng sinh dục ngoài. Đau dữ dội không có tư thế nào giảm đau

Đau toát mồ hôi đôi khi buồn nôn nôn mửa mót đi ngoài buồn đi tiểu, bụng chướng, mặt tái nhợt. Cơn đau thường kéo dài 20 - 60 phút, thậm chí lâu hơn trong vài giờ. Đau có thể kèm theo đái máu, sốt hoặc ớn lạnh.

- Cơn đau quặn thận có thể xuất hiện đột ngột do sự căng trướng đột ngột của vỏ bao thận hoặc của niệu quản và đài bể thận.

- Cơn đau có thể xuất phát từ thận: Đau khu trú ở vùng sườn, thắt lưng, dưới xương sườn 12, bên ngoài của khối cơ chung thắt lưng. Cơn đau này gặp trong viêm bể thận cấp tính, sỏi bể thận gây ứ nước cấp tính.

- Nhiều trường hợp cơn đau xuất phát từ niệu quản. Người bệnh đau từ hố thắt lưng và lan xuống dưới, dọc theo đường đi của niệu quản đến hố chậu, bộ phận sinh dục và mặt trong của đùi. 

- Một số triệu chứng khác gợi ý tình trạng nặng như sốt cao trên 38.5°C, đau nặng dữ dội, không đi tiểu được, nôn nhiều không kiểm soát được. 

Việc điều trị là làm giảm và hết cơn đau

Việc điều trị là làm giảm và hết cơn đau

Điều trị cơn đau quặn thận

- Việc điều trị cơn đau quặn thận chủ yếu là làm giảm hoặc hết cơn đau, giải phóng đường tiết niệu bị tắc nghẽn. Bệnh nhân cũng phải dùng thuốc chống viêm để giảm sự phù nề giảm đau chống co thắt, chống nhiễm trùng bằng kháng sinh nếu cần thiết. 

- Để cắt cơn đau quặn thận người ta dùng visceralgin tiêm tĩnh mạch hoặc một trong số các thuốc giảm đau chống viêm không steroid

- Phụ thuộc vào vị trí và kích thước sỏi. Nếu là sỏi nhỏ, bệnh nhân không đau nhiều không nôn, đi tiểu được ăn uống được có thể được điều trị tại nhà. Nếu sỏi lớn (trên 4 mm) hoặc bệnh nhân có các triệu chứng nặng cần nhập viện điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật