Những điều bạn cần biết về bệnh sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu hay sỏi đường niệu hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu bao gồm: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo thường là do sỏi từ bên trên đi xuống. Bệnh thường xảy ra ở người lớn, ít trường hợp ở trẻ nhỏ. 

Bệnh sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến chiếm 30 - 40% số bệnh nhân tiết niệu Phẫu thuật sỏi đường tiết niệu đứng hàng đầu trong các phẫu thuật tiết niệu (50 - 60%). Tuổi mắc bệnh thường là 20-60, nam nhiều hơn nữ. Tuổi mắc sỏi niệu ở đàn ông trung bình từ 20 - 40 tuổi còn phụ nữ lại từ 25 - 40 tuổi. Tuy nhiên từ 55 tuổi trở lên, phụ nữ lại có nhiều người bị sỏi niệu.

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến

Triệu chứng của bệnh sỏi đường tiết niệu

Triệu chứng có thể thấy rõ đó chính là hiện tượng đau dữ dội khiến cho bệnh nhân vô cùng khó chịu.

Sỏi không tắc nghẽn thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám bệnh tổng quát, hoặc đôi khi bệnh nhân có dấu hiệu tiểu máu.

Sỏi gây tắc nghẽn thường có triệu chứng đau vùng hông lưng. Trường hợp điển hình sẽ có cơn đau quặn thận do sỏi. Cơn đau có thể lan xuống bẹn, đùi tùy vị trí và mức độ bế tắc. Trong lúc đau quặn thận thường có kèm tiểu máu đại thể hoặc vi thể buồn nôn, nôn, triệu chứng nhiễm trùng

Sỏi bàng quang thường có biểu hiện lâm sàng là đau ở vùng hạ vị, tiểu ngắt quãng, tiểu khó bí tiểu hoặc tiểu máu. Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng tiểu nhiều lần

Bên cạnh đó, sỏi niệu nhất là sỏi niệu quản thường gây ra cơn đau quặn thận đau đến nỗi nếu ai bị một lần là nhớ cả đời.

Triệu chứng dễ nhận thấy đó chính là những cơn đau dữ dội

Triệu chứng dễ nhận thấy đó chính là những cơn đau dữ dội

Yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi đường tiết niệu

- Di truyền: Có tới 30% bệnh nhân sỏi niệu có yếu tố di truyền. Những người da đen và những người ở vùng nhiệt đới có tỷ lệ mắc bệnh tương đối thấp.

- chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh bệnh sỏi niệu, những người uống nhiều loại nước có chất calci rất dễ bị bệnh. Việc tiêu thụ sữa quá nhiều cùng với các chất pha thêm vào sữa như melamine cũng tăng nguy cơ gây bệnh vì tăng hàm lượng calci hấp thu vào cơ thể.

- Uống ít nước, ăn quá mặn, ăn nhiều các thức ăn giàu calci có mặt tốt nhưng cũng tăng nguy cơ bị bệnh lên cao.

Uống ít nước cũng có thể khiến bạn mắc bệnh

Uống ít nước cũng có thể khiến bạn mắc bệnh

- Tình trạng khí hậu và thời tiết nơi sinh sống: Khi khí hậu trở nên nóng bức mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho việc thải nước tiểu ra bên ngoài khó khăn hơn, từ đó cũng sẽ tạo sỏi ở đường niệu.

- Nghề nghiệp: Yếu tố này có liên quan mật thiết đến việc hình thành sỏi niệu. Những người làm việc ở môi trường nắng nóng, như thợ luyện kim, công nhân xây dựng, thủy thủ; những người làm việc trí óc căng thẳng như bác sĩ, nhân viên văn phòng... dễ bị mắc bệnh hơn những người làm nghề lao động phổ thông.

Bệnh sỏi đường tiết niệu có thể phòng ngừa được

Phòng tránh và điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là có một chế độ ăn hợp lý không quá nhiều sản phẩm có calci và các chất có thể gây sỏi, uống đủ nước... là chúng ta có thể tránh được căn bệnh gây nhiều tác hại này.

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh sỏi đường tiết niệu. Những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cũng như những yếu tố nguy cơ gây bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật