Thực hư tin đồn mì chính gây động kinh, kết quả là thế nào?

Nếu dùng bột ngọt nhiều quá, glutamate ngoại sinh 'dư thừa' sẽ gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não.

Bỗng nhiên say mì chính?!

Rất nhiều thế hệ người dân Việt Nam đã có thói quen sử dụng mì chính như một trong những gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, ngoài tác dụng giúp món ăn ngon ngọt hơn, nhiều người thắc mắc, liệu mì chính có tốt cho cơ thể con người? Thậm chí, không ít lời đồn xung quanh việc ăn nhiều mì chính làm giảm trí nhớ gây nên những cơn động kinh... Đặc biệt, khi một số người chia sẻ về chứng bệnh say… mì chính khiến càng nhiều người dân hoang mang hơn.

Trường hợp như chị Nguyễn Thanh Mai (đường Láng, Hà Nội) là một ví dụ. Chị Thanh cho hay: 'Từ ngày tôi còn là sinh viên, vẫn thường ra những quán bún bò ngay cổng trường để ăn sáng Nhưng một lần tôi ăn xong tôi đi được vài bước thì trong người có cảm giác say say, đi không vững. Lần đầu tôi cũng chỉ nghĩ là mình sức khỏe không tốt nên như thế nhưng vài lần sau cũng y chang như vậy. Nhiều lần như thế, tôi nghĩ sức khỏe của mình có vấn đề nên đi hỏi bác sĩ. Hỏi ra thì được biết đó là tôi bị say mì chính do đã ăn phải một lượng quá lớn loại phụ gia thực phẩm này. Cũng từ đó, tôi rất sợ mỗi khi đi ăn ở bên ngoài vì tôi thấy các quán ăn thường cho cả một muỗng to mì chính vào bát phở'.

Sử dụng mì chính có thực sự an toàn?

Theo chia sẻ của không ít độc giả độc giả, chứng 'dị ứng' với loại gia vị nêm nếm này không hề cá biệt. Nhiều người chia sẻ rằng, họ có cảm giác rất khó chịu sau khi ăn những món ăn ở ngoài hàng có cho nhiều mì chính như phở bún, các món xào… Thậm chí, nhiều người đã tuyên bố 'cạch hẳn' với loại gia vị này.

Trao đổi với PV, về tác hại của loại gia vị nêm nếm này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: 'Mì chính, thực chất là một hóa chất với tên gọi Monosodium Glutamat, gọi tắt MSG. Ðó là chất muối của acid glutamic, được sử dụng như tác nhân gây vị cho những thức ăn kém vị ngọt. Tuy không phải là một acid amin thiết yếu, nhưng glutamate là một chất quan trọng kích thích hệ thần kinh Chính vì vậy, đã có một thời, người ta cho bột ngọt là bổ não, có thể chữa được bệnh nhức đầu Nhưng không phải vậy, thực tế, nếu dùng bột ngọt nhiều quá, thì chính glutamate ngoại sinh 'dư thừa' này sẽ gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não. Chưa kể gan và thận do phải làm việc cật lực để thải hồi độc chất acid amin này, dẫn đến bị suy yếu và gây nhiều rối loạn.

Ngoài ra, trong bột ngọt có 13% muối natri nếu dùng quá liều lượng sẽ tăng phần nguy hiểm với những người mắc chứng bệnh cao huyết áp thận tim và có hại cho cả người khoẻ mạnh.

Việc lạm dụng mì chính còn gây ra các triệu chứng như nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm khó chịu... Các cơn hen có thể xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi dùng mì chính. Một số người sau 30 phút sử dụng gia vị này đã có cơn trầm cảm với biểu hiện ban đầu là căng thẳng hoa mắt, nhức đầu buồn nôn đau bụng Khoảng 2 tuần sau, bệnh nhân sẽ có những đợt trầm cảm ngắn, trở nên ủ rũ, tính khí thất thường. Ngoài ra, lạm dụng mì chính còn có thể gây ra giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến thần kinh.

Tuy nhiên, trên thực tế, mì chính gây hại nhất khi bị 'biến chất' trong môi trường nhiệt độ trên 300oC và bị đốt cháy liên tục trong vòng 2h đồng hồ. Khi nấu các món như canh, luộc, hầm… nhiệt độ sôi của món ăn cũng chỉ xấp xỉ khoảng 100oC; các món chiên, rán có nhiệt độ sôi từ 115 đến 130oC dầu thực vật có nhiệt độ sôi từ 170oC đến 200oC và tối đa là khoảng 260oC. Vì vậy, ở nhiệt độ nếu ăn thông thường chưa đạt đến mức có thể làm biến đổi mì chính. Như vậy, điều nhấn mạnh ở đây là chúng ta cần chú ý dùng liều lượng hợp lý, tránh lạm dụng mà gây hại cho sức khỏe'.

Cách sử dụng mì chính hợp lý

Trao đổi với PV về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Thị Hiệp (nguyên Trưởng khoa Nhi bệnh viện Đống Đa khuyên: 'Do mì chính bị 'biến đổi' ở nhiệt độ cao gây hại cho sức khỏe Vì thế, nếu chỉ cần tạo ngọt cho món ăn chúng ta có thể thay thế bột ngọt bằng những thứ khác an toàn hơn mà vẫn tạo vị thế, ngọt như củ cải trắng củ cải đỏ, các loại xương, mướp, su su…

Khi sử dụng mì chính thì nên lưu ý: Nên gia giảm mì chính khi thức ăn đã chín và bắc khỏi bếp. Cũng không cho trực tiếp mì chính khi thực phẩm ở nhiệt độ thấp. Mì chính hòa tan kém ở nhiệt độ thấp, không nên dùng bột ngọt rắc lên trên món ăn vì độ hòa tan không bảo đảm như ý. Đối với rau vừa xào hoặc nấu xong, nên múc ra bát, dùng một ít nước rau đó hòa tan bột ngọt rồi đổ vào bát canh nấu hoặc xào đã múc ra và trộn đều. Không nên ướp bột ngọt trực tiếp vào thức ăn sống. Các đồ ăn có tính axít cao như các loại đồ chua không nên sử dụng bột ngọt, vì bột ngọt rất khó hòa tan trong các món này. Với các đồ ăn có tính kiềm cao như trứng muối cũng vậy vì bột ngọt sẽ phát vị khai chua. Tuyệt đối không nên thêm mì chính vào thực phẩm có vị ngọt tự nhiên (cà chua, tôm….) vì sẽ làm mất hương vị, độ ngọt của món ăn và gây vị khó ăn.

Khi sử dụng bột ngọt chung với các gia vị khác như muối, đường, dấm, xì dầu nước mắm cần lưu ý về trình tự nêm các gia vị. Nguyên tắc cơ bản là loại thấm uớt yếu phải cho vào nước trước, loại thấm uớt mạnh cho vào sau. Còn bột ngọt thì tất nhiên phải bỏ sau cùng, khi món ăn đã nấu xong nhưng còn nóng nhưng chú ý không được quá nóng'.

Hiện nay, nhiều hàng bn đồ khô, gia vị thường lấy mì chính của các hãng nổi tiếng, pha thêm những chất có hình dáng tương tự như hàn the phèn... rồi đóng gói lại bán cho người tiêu dùng. Những túi mì chính này được bán theo cân, thường không có nhãn mác và hạn sử dụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe Chính vì vậy, người dân cần cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm mì chính chất lượng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật