Nguyên nhân viêm tai ngoài ở trẻ em và cách phòng bệnh hiệu quả

Tuy chỉ là một bệnh lý nhẹ ở tai nhưng bệnh viêm tai ngoàitrẻ em lại có thể ảnh hưởng tới thính lực tạm thời của trẻ. Do vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân viêm tai ngoài ở trẻ em để phòng bệnh cho trẻ là việc làm rất quan trọng trong quá trình chăm sóc bé.

Nguyên nhân viêm tai ngoài ở trẻ em

– Khi đi bơi nếu cha mẹ không có biện pháp bảo vệ tai cho trẻ thì rất dễ bị nước vào tai. Khi đó ráy tai sẽ thấm nước làm cho da trong ống tai trở nên ẩm ướt và tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây viêm tai ngoài.

Có nhiều nguyên nhân viêm tai ngoài ở trẻ em, có thể do nhiễm trùng, bệnh về da hay nấm, dị ứng...

Có nhiều nguyên nhân viêm tai ngoài ở trẻ em, có thể do nhiễm trùng, bệnh về da hay nấm, dị ứng...

- Để nước vào tai của trẻ trong khi tắm nhưng không được làm sạch tai kịp thời cũng tương tự như khi đi bơi.

- Những phụ huynh hay dùng những vật cứng và không vệ sinh để ngoáy tai cho trẻ sẽ gây tổn hại lớp da ống tai, làm trầy xước.. Đây cũng là nguyên nhân viêm tai ngoài ở trẻ em nhiều nhất.

- Những trẻ em bị dị ứng các loại hóa chất gây kích thích tai như keo xịt tóc thuốc nhuộm tóc cũng có nguy cơ bị bệnh viêm tai ngoài cao hơn.

- Trẻ em mắc bệnh lý mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh vẩy nến, chàm dị ứng viêm da tiết bã… cũng dễ gây ra viêm.

- Do nhiễm trùng bệnh về da (chàm hay tăng tiết bã nhờn) nấm (Aspergillosis) dị ứng viêm tai giữa có mủ…

Cách phòng bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em

Từ những nguyên nhân viêm tai ngoài ở trẻ em nêu trên, cha mẹ có thể dựa vào đó để phòng bệnh cho trẻ:

- Không để nước vào tai trẻ, nếu có thì cần làm khô ngay bằng góc khăn mềm hoặc bảo trẻ lắc đầu nhẹ để nước tự chảy ra.

Nên bịt tai cho trẻ khi đi bơi là cách phòng bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em tốt nhất

Nên bịt tai cho trẻ khi đi bơi là cách phòng bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em tốt nhất

- Khi cho trẻ đi bơi, việc sử dụng nút bịt tai hoặc mũ bơi cũng có thể giúp giữ đôi tai khô và ngăn ngừa bệnh viêm tai ngoài xảy ra.

- Không nên dùng miếng gạc cotton hay ngón tay của bạn để ngoáy tai trẻ. Bác sĩ của bé sẽ chỉ cách lấy ráy tai bằng một cái bông ngoáy tai hoặc bằng chất làm mềm ráy tai.

Viêm tai ngoài tuy không gây mất thính lực ngay lập tức nhưng lại khiến cho trẻ bị viêm tai ngoài khó chịu và đau đớn, nếu để lâu có thể dẫn đến bệnh viêm tai ngoài ác tính.

Chính vì vậy việc phòng ngừa viêm nhiễm ngay từ đầu là rất quan trọng. Khi cha mẹ thấy trẻ có những triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ em thì nên cho trẻ đi khám tai mũi họng để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật