Bệnh từ bể bơi, cần ngăn chặn kịp thời kẻo mang bệnh vào người
Cà rốt - vị thuốc chữa tiêu chảy ở trẻ em
Cảnh báo tình trạng tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ và cách xử lý
Viêm tai ngoài
Bệnh tiêu chảy nấm mốc vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt có thể ảnh hưởng đến thính giác viêm tấy ống tai ngoài thường không gây sốt cao, nhưng bệnh nhân đau nhức dữ dội, tăng nhanh, nhất là về đêm, khi nhai, khi ngáp. Cùng với đau tai là cảm giác đầy, bít, nút tai, thường có ù tai và nghe kém. Bệnh không thể tự khỏi. Sau 2-3 ngày, đau càng dữ dội, chạm vào nắp, vành tai cũng đau, không nằm nghiêng được phía bên tai đau; nghe kém và ù tai rõ, rất khó chịu. Nhìn có thể thấy cửa ống tai sưng, nề, đỏ, lấp hẹp lỗ tai, có chảy dịch như mủ. Vì thế, nếu thấy tai bị ngứa, hay có vết lở loét, bạn nên đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng. Tuyệt đối không được ngoáy tai vì sẽ tạo thêm các vết xước, giúp vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh hơn.
Nước là môi trường lý tưởng để đơn bào gây tiêu chảy có tên khoa học là Cryptosporidium sinh sống. Loại đơn bào này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày ruột đường hô hấp Khi bị nhiễm thường không có triệu chứng, vì vậy chúng là những ổ chứa âm thầm truyền bệnh cho những cá thể khác. Khi bị nhiễm Cryptosporidium, bệnh nhân bị tiêu chảy dữ dội, phân toàn nước, kết hợp với đau quặn bụng mệt mỏi toàn thân, sốt chán ăn buồn nôn và đôi khi có nôn. Các triệu chứng thay đổi nhưng thường trong vòng 30 ngày ở những người không có hệ miễn dịch khỏe mạnh Ở những người bị suy giảm miễn dịch có thể tử vong khi nhiễm Cryptosporidium. Cryptospo-ridium có khả năng đề kháng cao đối với các hóa chất sát khuẩn cho nước uống và nước bể bơi Vì thế một người bị tiêu chảy có thể dễ dàng gây nhiễm bẩn bể bơi. Để ngăn chặn lây lan các mầm bệnh tại bể bơi, bạn cần tránh để nước bể bơi xâm nhập vào miệng. Tắm rửa sạch sẽ sau khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy vì như thế dễ truyền bệnh cho người khác.
Bệnh da do hóa chất
Các hóa chất để khử khuẩn, làm xanh nước bể bơi chính là thủ phạm gây các bệnh ngoài da như: viêm da tiếp xúc (xuất hiện ở vùng da mỏng như mặt trong cánh tay, nách, bẹn, mặt trong đùi) với các triệu chứng điển hình là các đám da đỏ, ngứa, có thể có các mụn nước nhỏ lấm tấm mọc trên nền da đỏ. Nếu gãi nhiều có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây viêm da nặng. Đen da sạm da thậm chí bỏng da cũng là một dạng bệnh da do hóa chất. Khi có những xây xát nhẹ (đứt tay, trầy da, vết thương do cạo râu...) cũng không nên đi bơi. Để tránh các bệnh này, sau mỗi lần bơi lội, cần phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước từ vòi sen để tẩy sạch hết những chất hữu cơ đã bám vào cơ thể và dùng khăn cá nhân sạch lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo. Hạn chế tối đa việc thuê quần áo bơi để sử dụng. Tránh bơi vào các giờ nắng gắt như cuối buổi sáng, buổi trưa và đầu buổi chiều. Tốt nhất là dùng kem chống nắng thoa lên da 15 phút trước khi bơi và sau khi bơi phải tắm thật sạch.
Bệnh phụ khoa
Do nước bể bơi có rất nhiều nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh... nếu không vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn, nấm có thể xâm nhập vào cơ thể, gây ra hiện tượng nhiễm nấm viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: tiểu ra máu tiểu buốt rắt; nam giới viêm mào tinh hoàn viêm tuyến tiền liệt; phụ nữ viêm âm hộ viêm cổ tử cung và viêm phần phụ
Một số bệnh khác
Nấm kẽ chân: Bệnh này do nấm Epidermophytin hoặc Trichophytin gây nên. Đối với nấm kẽ chân do Epidermophytin, da kẽ chân bị bợt trắng, có khi xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón chân. Do ngứa nhiều, người bệnh phải gãi liên tục khiến các mụn nước bị vỡ, trợt, loét dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát làm sưng tấy các ngón chân, lan lên bàn chân, hạch bẹn.
Bệnh về tóc: Các hóa chất dùng để khử trùng làm sạch nước sẽ làm tóc bạn trở nên khô xơ và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Các hóa chất khiến lớp cutin (biểu bì) bên ngoài bị đứt gãy, đồng nghĩa với việc mái tóc bạn sẽ trở nên xơ cứng, chẻ ngọn và mất đi độ bóng mượt. Khi bơi bạn nên dùng mũ nilon, cao su bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này. Sau khi bơi về, nếu tóc ướt, tốt nhất nên gội đầu ngay.
Tốt nhất sau khi đi bơi cần được tắm gội ngay bằng nước sạch và xà phòng tắm rồi lau khô để phòng tránh các bệnh trên.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:05 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:04 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:08 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:06 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:05 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:08 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:05 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:04 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:06 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023