Những người mắc chứng bệnh sau đây tuyệt đối không được ăn cua biển

Cua biển là một món hải sải thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên một số người bị dị ứng khi ăn cua biển. Những lưu ý sức khỏe khi ăn cua biển dưới dây sẽ rất cần thiết khi bạn có ý định thưởng thức cua biển.

Những người bị bệnh dưới đây không nên ăn cua biển

1. Người tỳ vị hư hàn: Vì cua biển là loại hải sản có tính hàn nên những người mắc chứng tỳ vị hư hàn sẽ có nguy cơ bị đau bụng tiêu chảy rất cao so với người bình thường. 

2. Người bị bệnh tiêu hóa: Đặc biệt là các bệnh như sỏi mật viêm túi mật viêm dạ dày mạn tính, viêm loét hành tá tràng viêm gan rất kỵ món cua biển.

3. Phụ nữ có thai: Khi ăn cua biển sức khỏe thai phụ sẽ rất yếu và có thể bị ra thai.

4. Người bị bệnh da liễu: nếu ăn nhiều cua biển những người có tiền sử bệnh ngoài da thường bị dị ứng lở loét, mề đay… rất lâu khỏi. Bởi vậy nên kiêng kị không ăn cua biển.

5. Người thương hàn cảm mạo ho ra đờm: Vì cua biển có tính tanh, gây ho và cảm nặng hơn.

6. Đi ngoài lỏng do khí dương của tì không đủ: cua biển có tính hàn và vị mặn, khi ăn nhiều cua biển sẽ tích lạnh trong cơ thể, tổn thương đến khí dương của tì vị, ảnh hưởng xấu đến hấp thu và tiêu hóa của dạ dày và ruột, làm đi ngoài lỏng nặng hơn.

7. Người bị bệnh mỡ máuhuyết áp cao: Gạch cua và thịt cua rất giàu cholesterol nên những người bị bệnh này không nên ăn nhiều cua biển

Lưu ý khi sơ chế cua biển

1. Tuyệt đối không ăn cua biển đã chết

2. Không ăn cua biển sống. Phải qua đun sôi cua biển tối thiểu 20-30 phút rồi mới ăn.

3. Trước hoặc sau khi ăn cua biển thì không được ăn quả hồng tươi. Chất tannin  có trong hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua biển sẽ gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói đau bụng tiêu chảy

4. Còn theo Đông y, cua biển kỵ với kinh giới nên không được ăn cua với kinh giới.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật