Dấu hiệu giang mai và các dạng giang mai dễ mắc phải

Giang mai là một bệnh xã hội phổ biến, lây truyền qua đường tình dục Đây là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ hai sau HIV-AIDS. Bệnh giang mai có các biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác khiến người chẩn đoán bị nhầm lẫn. Vì vậy, trong Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc biết rõ hơn dấu hiệu giang mai để bạn đọc được biết.

Dấu hiệu giang mai

Giai đoạn 1

Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một vết trợt nông, hình tròn đều. Đây là nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vết trợt này có nền hơi rắn, màu thịt đỏ tươi không có mủ, không đau không ngứa. Kèm theo đó là hạch ở bẹn. Chúng ta có thể gọi biểu hiện này là "săng giang mai". Đó là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu. Ở nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu bao quy đầu trên đầu dương vật hoặc dây chằng. Ngoài ra, nó còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng.

Dấu hiệu giang mai giai đoạn đầu cần được nhận biết thật sớm

Dấu hiệu giang mai giai đoạn đầu cần được nhận biết thật sớm

Giai đoạn 2

Người bệnh sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng vể tổn thương niêm mạc và nổi mụn toàn thân. Cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện các mảng sẩn, các nốt ban đỏ không ngứa.

Sau giai đoạn 1 khoảng 4-10 tuần, cơ thể bắt đầu nổi các nốt đào ban màu hồng đối xứng. Những nốt này không ngứa, không nổi cao trên mặt da, ấn vào thì biến mất, không bong vảy. Sau đó 1-3 tuần dấu hiệu giang mai này sẽ nhạt dần và tự biến mất. Vị trí ban mọc chủ yếu ở hai bên mạn sườn, ngực, bụng, chi trên.

Có khả năng xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc hoặc sẩn mủ.

Kèm theo một số triệu chứng khác như sốt đau họng mệt mỏi sụt cân đau đầu nổi hạch. Sau khoảng 3-6 tuần thì các triệu chứng này sẽ tự mất.

Cả nam lẫn nữ đều có những triệu chứng giống nhau trong giai đoạn này. Nhưng các triệu chứng trên có thể tự mất đi mà không cần điều trị.

Giai đoạn tiềm ẩn

Trong giai đoạn này, bệnh sẽ không có dấu hiệu giang mai nào đặc trưng. Các diễn biến tương đối âm thầm nên người bệnh không thể biết mình đang mắc bệnh. Lúc này, khuẩn giang mai đã đi vào máu nên người bệnh phải đi xét nghiệm máu để xác định mình có bị bệnh không. Trong thời gian đầu của giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể lây truyền cho người khác. Nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ phát triển thành giai đoạn cuối.

Giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn cực kì nguy hiểm, xảy ra từ sau 3-15 năm kể từ ngày đầu nhiễm khuẩn Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối thì sẽ không thể chữa khỏi triệt để. Người bệnh có thể bị đột quỵ động kinh, liệt người hoại tử phình động mạch chủ mù lòa điếc, thần kinh,... Nguy hiểm nhất là khiến người bệnh tử vong ngay lập tức.

Khi giang mai phát triển đến giai đoạn cuối thì cực kỳ nguy hiểm

Khi giang mai phát triển đến giai đoạn cuối thì cực kỳ nguy hiểm

Các loại bệnh giang mai

Giang mai thần kinh: khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh Từ đó gây nên những tổn thương ở thần kinh cho cơ thể người.

Giang mai tim mạch: xuất hiện muộn, sau từ 10-30 năm. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất.



Củ giang mai: xuất hiện nhiều củ giang mai trên cơ thể.

Người bệnh ở giai đoạn này sẽ không lây lan cho người xung quanh được. Nếu nghi ngờ mình có dấu hiệu giang mai, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở hoặc phòng khám y tế chuyên khoa uy tín để xét nghiệm cũng như điều trị bệnh giang mai nếu được chữa trị sớm và đúng cách thì sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu chậm trễ thì bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như trên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật