Điều trị giang mai giai đoạn 2 cần lưu ý những vấn đề gì?

Bệnh giang mai là bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục bởi một loại xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây nên. Bệnh giang mai giai đoạn 2 là giai đoạn bắt đầu xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào máu và các cơ quan nội tạng trong cơ thể, gây ra những tổn thương khác nhau nhưng vô cùng nguy hiểm. Nói đến những căn bệnh xã hội thì bệnh giang mai là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cao chỉ đứng sau bệnh AIDS nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là cách điều trị giang mai giai đoạn 2 giúp hạn chế những tổn thương mà bệnh giang mai gây nên đối với người bệnh.

Điều trị giang mai giai đoạn 2

Bệnh giang mai giai đoạn 2 thường có những triệu chứng xuất hiện những vết loét trên cơ thể, các tổn thương niêm mạc bắt đầu xuất hiện là phát triển, nhưng thời kỳ này săng giang mai xuất hiện ở giai đoạn 1 vẫn chưa hoàn toàn biến mất.

Các vết loét trên da có chân cứng, không đau và có dịch mủ, xung quanh được bao bọc bởi một lớp màng mỏng nhưng lại không có hiện tượng đau hay ngứa. Hầu hết các tổn thương do xoắn khuẩn giang mai gây nên đều lan tỏa ra toàn thân và đối xứng nhau. Xuất hiện hạch nhỏ như hạt ngô, không có sự liên kết và khi ấn vào lại chuyển động, không gây đau.

Điều trị giang mai giai đoạn 2 với liệu pháp tiêu diệt xoắn khuẩn

Điều trị giang mai giai đoạn 2 với liệu pháp tiêu diệt xoắn khuẩn

Bệnh giang mai giai đoạn 2 xuất hiện một giai đoạn gọi là giai đoạn tiềm ẩn. Ở giai đoạn này, toàn bộ các triệu chứng của bệnh giang mai hoàn toàn biến mất dù người bệnh không hề có bất kỳ phương pháp điều trị giang mai bằng thuốc kháng sinh nào. Ở giai đoạn này người bệnh thường hay nghĩ là bệnh đã khỏi, không tái khám và không làm các xét nghiệm y tế cần thiết khiến bệnh phát triển và chuẩn bị bước sang giai đoạn cuối.

Phương pháp điều trị

Việc điều trị giang mai giai đoạn 2 có thể khắc phục được do lúc này xoắn khuẩn vẫn chưa phát triển mạnh và lây lan mạnh. Tuy nhiên việc lây lan bệnh vẫn có nhiều nguy cơ cao nếu người bệnh không có những biện pháp phòng ngừa và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bệnh giang mai giai đoạn 2 thường được áp dụng phương pháp tiêm thuốc kháng sinh trực tiếp. Có thể dùng các loại thuốc như penicillin G và thay thế bằng loại thuốc Doxycycline và tetracycline. Chữa bệnh giang mai giai đoạn 2 thì việc sử dụng thuốc kháng sinh liều lượng sẽ cao hơn so với việc điều trị bệnh ở giai đoạn 1. Tuy nhiên liều lượng sử dụng điều trị như thế nào phải theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng kháng sinh trực tiếp là biện pháp đem lại nhiều hiệu quả

Sử dụng kháng sinh trực tiếp là biện pháp đem lại nhiều hiệu quả

Việc điều trị giang mai giai đoạn 2 thường phức tạp hơn và nếu không phát hiện kịp thời bệnh sẽ rất nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối, lúc này việc điều trị là vô cùng khó khăn. Để phòng tránh một cách hiệu quả, người bệnh nên có sự hiểu biết về những nguyên nhân bệnh giang mai để tự có cách phòng tránh cho bản thân.

Ngày nay Y học phát triển với các phương pháp hiện đại đã đang được đưa vào trong điều trị bệnh giang mai và có được nhiều thành công. Có thể khẳng định rằng có thể điều trị dứt điểm bệnh giang mai nhưng với điều kiện người bệnh phải đi thực hiện càng sớm càng tốt. Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là các giai đoạn điều trị mang lại kết quả nhanh chóng nhất. Vì vậy, giang mai giai đoạn 2 hoàn toàn có thể chữa được nếu người bệnh chữa trị đúng thời điểm và đúng phương pháp.

Người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị giang mai giai đoạn 2 của bác sĩ, theo dõi kỹ lưỡng uống thuốc kháng sinh đặc trị đủ liều và đi khám điều đặn. Không được tự ý điều trị bởi bệnh sẽ trầm trọng hơn nếu điều trị sai cách. Bệnh dễ tái phát vì thế người bệnh cần có những biện pháp phòng tránh trong và sau quá trình điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật