Nguyên nhân bệnh giang mai - cách phòng tránh hiệu quả

Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội rất nguy hiểm và được cảnh báo có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân, cũng như chất lượng sống của cộng đồng. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh giang mai ngày càng có xu hướng tăng lên. Vậy những nguyên nhân bệnh giang mai là gì?

Nguyên nhân bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một trong những bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục thường gặp ở nhiều người. Bệnh được gây ra bởi một loại xoắn khuẩn có tên: Trenponema pallidum. Đây là loại vi khuẩn có hình xoắn, chậm phát triển, nhưng có sức sống mạnh mẽ. Bên trong cơ thể người, vị trí xâm nhập và cư trú thích hợp nhất của những bệnh nhân mắc bệnh giang mai là tại niêm mạc hậu môn, mắt, miệng và bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân bệnh giang mai chủ yếu do xoắn khuẩn gây nên

Nguyên nhân bệnh giang mai chủ yếu do xoắn khuẩn gây nên

Tuy nhiên không chỉ xuất hiện trong cơ thể người, xoắn khuẩn Trenponema pallidum còn có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài trong điều kiện nóng, ẩm phù hợp. Một số nguyên nhân gây bệnh giang mai là nhiều người gặp phải như sau:

Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là nguyên nhân bệnh giang mai chủ yếu mà nhiều người mắc bệnh giang mai gặp phải. Theo các chuyên gia, khi bạn có quan hệ tình dục với một người, đồng nghĩa với việc bạn có khả năng bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục mà trước đó bạn tình của bạn từng mắc phải, trong đó có bệnh giang mai.

Đặc biệt, xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể người có thể không gây ra bất cứ triệu chứng cụ thể và thường xuyên nào, nên rất ít bệnh nhân có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và "vô tư quan hệ tình dục với bạn đời. Từ đó, dẫn tới việc lan rộng và lây truyền bệnh giang mai.

Đối tượng dễ mắc bệnh giang mai do lây nhiễm qua đường tình dục là những người trẻ tuổi. Vì đây là những người có đời sống tình dục phong phú, nhiều đối tác bạn tình, nhưng ít để tâm tới việc phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có bệnh giang mai.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp chỉ quan hệ duy nhất với bạn đời của mình cũng là nguyên nhân bệnh giang mai. Do trước đó, bạn đời của bạn có đời sống tình dục khá phóng khoáng và bị nhiễm bệnh

Theo các chuyên gia, muốn phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai qua đường tình dục, cả hai bạn cần tôn trọng đối phương, chủ động xây dựng mối quan hệ lành mạnh, không có những mối quan hệ ngoài luồng khác...

Lây nhiễm qua đường máu

Bắt đầu từ giai đoạn thứ 2, xoắn khuẩn giang mai không chỉ cư trú tại bộ phận sinh dục, niêm mạc của mắt, miệng, hậu môn... Mà còn có thể xâm nhập vào máu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể của bệnh nhân.

Bệnh cũng có thể lây truyền qua đường máu

Bệnh cũng có thể lây truyền qua đường máu

Nguyên nhân bệnh giang mai thông qua đường máu bằng các con đường như: Truyền máu, sử dụng bơm kim tiêm... Bạn có thể bị lây nhiễm bệnh giang mai từ người khác.

Vết thương hở ngoài da

Thông qua các vết thương, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể người có tiếp xúc và gây bệnh giang mai.

Đặc biệt, sau khi chạm vào vết thương hở của bệnh nhân mắc bệnh giang mai, bạn đưa tay lên dụi mắt, đưa vào miệng hoặc chạm vào bộ phận sinh dục... Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và gây bệnh.

Theo các chuyên gia, do những hạn chế về thông tin triệu chứng bệnh giang mai Nên rất nhiều người mắc bệnh hoàn toàn không nhận biết được tình trạng sức khỏe bản thân. Cứ sinh hoạt bình thường với những người khác. Từ đó, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh với những người xung quanh.

Vật dụng trung gian

Vì xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại được ngay cả khi ra khỏi môi trường bên ngoài cơ thể. Thông qua những vật dụng trung gian như: Khăn mặt, khăn tắm, bồn cầu, bàn chải đánh răng dao cạo râu... nên xoắn khuẩn giang mai có thể là nguyên nhân bệnh giang mai lây nhiễm và truyền bệnh sang những người sử dụng sau.

Khi có những triệu chứng mắc bệnh giang mai, bệnh nhân nên chủ động với các giải pháp phòng tránh và cách ly với những người xung quanh. Đồng thời tới ngay các phòng khám uy tín để được khám và điều trị.

Dùng chung khăn tắm làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Dùng chung khăn tắm làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Từ mẹ sang con

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ giữa cơ thể của mẹ và bé thông qua nhau thai có thể khiến cho xoắn khuẩn giang mai lây nhiễm sang thai nhi

Chính vì vậy, nữ giới mắc bệnh giang mai không nên mang thaisinh con Nếu bạn lỡ có thai, cách tốt nhất là bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị, đồng thời thiết lập các giải pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh giang mai sang con.

Ngoài ra, nguyên nhân bệnh giang mai thông qua sinh thường, người mẹ mắc bệnh giang mai nên có thể lây sang con. Do xoắn khuẩn giang mai ký sinh tại cổ tử cung và âm đạo xâm nhập vào niêm mạc mỏng của thai nhi và gây bệnh. Chính vì vậy, nữ giới mắc bệnh giang mai nên lựa chọn giải pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho con yêu

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật