Ðái tháo đường khi mang thai và những điều cần phải biết

Bệnh đái tháo đường ở các bà mẹ mang thai chiếm khoảng từ 2-3%. Trong đó, khoảng 90% các trường hợp là bệnh đái tháo đường thai kỳ. Ðái tháo đường thai kỳ thường không có những triệu chứng rõ ràng, có khi tình cờ đi khám mới phát hiện ra bệnh.

Thế nào là đái tháo đường thai kỳ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết dẫn đến tăng lượng đường huyết trong thời kỳ mang thai Có hai thể đái tháo đường khi mang thai, đó là: đái tháo đường rõ, có trước khi mang thai, nhưng chỉ phát hiện trong thai kỳ và kéo dài sau sinh; thứ hai là bất thường dung nạp đường huyết thật sự, xuất hiện trong lúc mang thai và biến mất tạm thời sau sinh.

Ai dễ mắc?

Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất là những người đang tiềm ẩn bệnh đái tháo đường hoặc đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó; những người sinh một hoặc nhiều con có trọng lượng lớn khi mới chào đời. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sảy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao. Ngoài ra, những bà mẹ lớn tuổi (có khuynh hướng phát triển bệnh đái tháo đường do tuổi tác), mắc bệnh tăng huyết áp cũng là những người có yếu tố nguy cơ, những bà mẹ có tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường…

Xét nghiệm đái tháo đường được thực hiện vào đầu tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ

Xét nghiệm đái tháo đường được thực hiện vào đầu tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ

Cách xác định đái tháo đường thai kỳ

Xét nghiệm đái tháo đường được thực hiện vào tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ. Sau khi lấy mẫu máu để đo đường huyết, thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ khi có 2 triệu chứng bất kỳ trong số những triệu chứng sau:

- Đường huyết đói hơn 95mg/dl,

- Đường huyết 1 giờ hơn 180mg/dl,

- Đường huyết 2 giờ hơn 155mg/dl,

- Đường huyết 3 giờ hơn 140mg/dl.

Làm gì khi bị đái tháo đường thai kỳ?

Hầu hết phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ trong giai đoạn mang thai đều sinh con bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, 50% phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ khi mang thai sẽ phát triển thành bệnh đái tháo đường thực thụ trong khoảng 20 năm sau. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt trong giai đoạn mang thai và sau này theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Khi mang thai cần đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật