Canxi hóa nhau thai là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và các cách khắc phục

Canxi hóa nhau thai là sao?

Canxi hóa hay còn gọi là vôi hóa, xơ hóa bánh nhau là hiện tượng lắng đọng canxi ở giữa bánh nhau và cơ tử cung đây cũng là hiện tượng phổ biến thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ

Trong phần lớn trường hợp, đây là dấu hiệu trưởng thành của thai chứ không phải thai bị thoái hóa như nhiều người nhầm tưởng.

Canxi hóa, vôi hóa nhau thai được chia làm 3 mức độ như sau, tuổi thai càng lớn thì các đám canxi hóa càng nhiều:

- Độ 0: tuổi thai khoảng 31 tuần (+/- 1 tuần).

- Độ 1: tuổi thai 34 tuần (+/- 3,2 tuần)

- Độ 2: tuổi thai 37,6 tuần (+/- 2,7 tuần)

- Độ 3: tuổi thai 38,4 tuần (+/- 2,2 tuần).

Dư thừa canxi trong thai kỳ cũng gây canxi hóa nhau thai

Dư thừa canxi trong thai kỳ cũng gây canxi hóa nhau thai

Canxi hóa - vôi hóa nhau thai có nguy hiểm không?

Nhiều quan điểm cho rằng khi bị vôi hóa bánh nhau dinh dưỡng truyền từ mẹ sang con sẽ kém, con hấp thụ dinh dưỡng ít đi, tuy nhiên điều này chỉ đúng khi bị canxi hóa độ 3 một thời gian thôi. Còn canxi hóa độ 1 và độ 2 hoàn toàn không ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của bánh nhau và em bé.

Nếu thai phụ bị canxi hóa có tuổi thai và cấp độ canxi hóa khớp nhau nằm trong các mốc tuổi ở trên thì đó là bình thường, chứng tỏ sự trưởng thành của thai nhi Khi canxi hóa độ 3 vào khoảng tuổi thai 38,4 tuần (+-2,2 tuần) chứng tỏ chức năng phổi đã bắt đầu hoàn thiện

Nếu thai dưới 33 tuần tuổi mà bị canxi hóa cấp độ 2 (hoặc 3) thì thai phụ cần đi khám thai thường xuyên. Có một số nghiên cứu cho thấy, bánh nhau canxi hóa mức độ 3 xuất hiện sớm có nguy cơ đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng trong bào thai. 

Nguyên nhân gây canxi hóa nhau thai

Sự lạm dụng canxi sẽ khiến canxi bị lắng đọng ở bánh nhau, gây nên hiện tượng canxi hóa bánh nhau.

Ngoài ra, dùng quá nhiều canxi có thể gây nên hiện tượng thừa canxitrẻ sơ sinh với các biểu hiện: thóp kín quá sớm, xương hàm rộng và nhô ra động mạch chủ bị thu hẹp.

Dấu hiệu canxi hóa, vôi hóa nhau thai

- Thai phụ có cảm giác khô miệng

- Thai phụ thường xuyên cảm thấy đau đầu và hay quên.

- Các cơ hơi bị co cứng.

- Thai phụ bị đi tiểu tiện/ táo bón nhiều lần.

Bổ sung canxi phù hợp từng giai đoạn của thai kỳ để không bị canxi hóa nhau thai

Bổ sung canxi phù hợp từng giai đoạn của thai kỳ để không bị canxi hóa nhau thai

Khắc phục canxi hóa nhau thai

Hạn chế việc bổ sung quá nhiều kiềm hàng ngày.

Hàng ngày cần quan tâm đến lượng canxi tự nhiên có trong thức ăn. Việc bổ sung này cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Cần bổ sung canxi đúng cách theo các giai đoạn phát triển của thai kì:

- Từ 0-12 tuần: Cần cung cấp khoảng 50mg canxi/ ngày (1-2 cốc sữa)

- Từ 13-26 tuần: cần cung cấp khoảng 1200mg canxi, không nên bổ sung chậm quá 20 tuần. Càng về sau càng phải cung cấp lượng canxi nhiều hơn

- Từ 27-38 tuần: Cần cung cấp đủ 150-450 mg canxi để đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của cả mẹ và bé

Sau sinh: Bổ sung canxi đầy đủ để cơ thể phụ nữ sau sinh được hồi phục và cải thiện chất lượng sữa mẹ cho con

Khám thai định kì và thực hiện bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Uống café nước ngọt hoặc một số thực phẩm có chứa axit photphoric vì chất này sẽ khiến lượng canxi thừa bị đào thải ra khỏi cơ thể bà bầu

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật