Đái tháo đường thai kỳ và bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ

Đái tháo đường là căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn khoa học chưa hiếu hết nên hiệu quả phòng và trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn.

Tạp chí y học The Journal of the American Medical Association của Mỹ số ra trung tuần tháng 4/2015 vừa qua đăng tải nghiên cứu của tổ chức y học Kaiser Permanente Southern California (KFC) phát hiện thấy trong giai đoạn thai kỳ nếu phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), thì nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ hay chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) ở trẻ rất cao.

Đây là căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn khoa học chưa hiếu hết nên hiệu quả phòng và trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn. ASD là một dạng rối loạn phát triển làm cho não hoạt động không bình thường, trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, khó kiểm soát hành vi, học hành sa sút và nhiều hệ lụy sức khỏe gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống

Theo Anny Xiang, người đứng đầu nghiên cứu ở KFC, lượng đường trong máu cao có thể là nguyên nhân trực tiếp làm cho não của trẻ phát triển bất thường và sinh bệnh. Kết luận trên được rút ra từ nghiên cứu ở 320.000 trẻ em Tuy nghiên cứu mang tính quan sát, không thể chứng minh cụ thể mối quan hệ nhân - quả giữa bệnh ĐTĐ thai kỳ với tự kỷ nhưng thực tế có đến 9% phụ nữ mang thai tại Mỹ mắc phải căn bệnh này.

Và nguy cơ gia tăng bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ đối với nhóm ĐTĐ thai kỳ ước khoảng 7/1.000 ca so với các mẹ bầu không mắc bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC), tỉ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ tại Mỹ ước khoảng 1/ 68 trẻ.

Tiến sĩ Edward Curry, đồng tác giả nghiên cứu ở KFC cho rằng, nếu phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ trong quý I và II (tức 6 tháng đầu) là lúc tỉ lệ gia tăng bệnh ở trẻ cao nhất. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã rà soát hồ sơ y tế của nhóm trẻ được sinh ra trong giai đoạn 1995 - 2009 tại bệnh viện Kaiser, miền Nam California.

Kết quả, những đứa trẻ phơi ra môi trường ĐTĐ, sinh ra từ những người mẹ bị bệnh, nhất là trước 26 tuần tuổi thì nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỷ cao tới 42% so với những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ khỏe mạnh. Cụ thể, trong thời gian 5,5 nghiên cứu, có tới 3.388 trẻ được chẩn đoán bị bệnh ASD.

Các nguyên nhân gây bệnh đến nay chưa hiểu hết nên khoa học đang phải xem đến các yếu tố rủi ro. Ví dụ sinh non nhẹ cân, cha mẹ lớn tuổi gia đình có tiền sử mắc bệnh, tiếp xúc với thuốc chữa bệnh thuốc gây nghiện hoặc nhiễm độc kim loại nặng…

Với phát hiện trên, các nhà khoa học khuyến các các bà mẹ tương lai cần kiểm soát tốt lượng huyết giai đoạn thai kỳ bằng cách ăn uống cân bằng khoa học, đủ chất và duy trì cuộc sống tích cực.

Theo hướng dẫn của Trường Cao đẳng Sản khoa Mỹ, phụ nữ nên sàng lọc bệnh ĐTĐ thai kỳ khi thai được 24 - 28 tuần tuổi. Những người có yếu tố nguy cơ cao như thừa cân béo phì những người trên 25 tuổi có tiền sử ĐTĐ thì nên đi khám sớm, nếu cần có thể tư vấn bác sĩ những việc cần làm để giúp bảo vệ sức khỏe bản thân, hạn chế nguy cơ tăng bệnh cho con cái sau này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật