5 cách để chủ động phòng chống bệnh đau mắt đỏ mùa nắng nóng

Thời tiết gần đây nắng nóng kéo dài, tại một số địa phương xuất hiện bệnh đau mắt đỏ, vì vậy chúng ta chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ...

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… Thời điểm này, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh

Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phá

Triệu chứng đau mắt đỏ

Biểu hiện chính của bệnh đau mắt đỏ thường là đỏ mắt và nhiều ghèn. Thông thường, khi nhiễm bệnh, bạn sẽ đỏ một mắt trước, sau đó sẽ lan sang mắt thứ 2. Lúc này, cảm giác khó chịu, cồm cộm ở mắt như có cát là điều hiển nhiên.

Ghèn Mắt có thể có màu xanh, màu vàng; mí mắt lâm vào tình trạng sưng nề đau nhức. Dù vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm, nhưng nếu không chăm sóc đúng cách và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ nặng hơn gây xuất huyết dưới kết mạc phù đỏ, cùng nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Một số triệu chứng đau mắt đỏ khác bạn cần lưu ý:

- Mệt mỏi, sốt nhẹ đau họng ho xuất hiện hạch ở tai.

-Thường xuyên chảy nước mắt.

-Mắt bị mẩn đỏ, ngứa ngáy và sưng tấy.

-Cảm giác cộm mắt liên tục gây đau

-Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sánh.

-Chảy dịch màu trắng.

Phòng bệnh mắt đỏ thế nào?

Để phòng bệnh đau mắt đỏ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt 5 biện pháp sau:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt khăn mặt, kính mắt, khẩu trang… 

2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường. 

3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ  

5. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học/ nghỉ làm để tránh lây nhiễm người xung quanh và lây lan cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.​

Theo các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương đỉnh dịch đau mắt đỏ (thường ở tháng 7 - tháng 8 hàng năm). Các bác sĩ cũng khuyến cáo đau mắt đỏ không có thuốc đặc trị, đại đa số trường hợp chỉ cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý ngày 5-6 lần, giữ vệ sinh mắt tốt là sau 7 - 10 ngày khỏi bệnh mà không phải dùng kháng sinh Vì thế, mọi người không nên sốt ruột khi điều trị đau mắt đỏ Nhiều người 2 - 3 ngày rửa muối không khỏi vội vàng đi mua đủ thứ thuốc để tra mắt, có ngày tra 7 - 8 lần đủ thứ thuốc mà bệnh mãi không khỏi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật