Béo phì - những nguyên nhân gây bệnh và cách hạn chế béo phì
Bệnh béo phì là gì?
Béo phì là một chứng rối loạn phức tạp liên quan đến tình trạng có quá nhiều chất béo trong cơ thể. Nó không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng của bệnh nhân mà còn làm tăng nguy cơ bệnh tật và vấn đề sức khỏe như bệnh tim tiểu đường và huyết áp cao.
Bệnh béo phì là chứng rối loạn phức tạp
Béo phì và thừa cân là hai khái niệm khác nhau. Thừa cân là tình trạng cân nặng tăng quá nhiều so với chiều cao không chỉ do dư thừa chất béo mà còn có thể do nhiều cơ bắp hoặc nước trong cơ thể. Cả hai tình trạng trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh là do hấp thu quá nhiều calo Một số người bị tăng cân rất nhiều mà không rõ lí do vì sao. Có thể là do gen (cha mẹ di truyền gen mang khuynh hướng tăng cân cho con), các lí do tâm lí (ăn khi bị căng thẳng) hoặc do văn hóa xã hội (người ta được khuyến khích ăn nhiều).
Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì:
- Gen di truyền
- Lối sống gia đình- Ít vận động
- Chế độ và thói quen ăn uống không lành mạnh
- Bỏ hút thuốc
- Thiếu ngủ
- Sử dụng một số loại thuốc nhất định
- Tuổi tác
- Các vấn đề xã hội và kinh tế
- Các vấn đề về y tế.
Những thói quen sau giúp bạn hạn chế diễn tiến trình trạng béo phì
- Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của bạn
- Thông báo với bác sĩ tất cả những loại thuốc bạn sử dụng. Gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ từ thuốc
- Xem xét việc tham gia vào nhóm hỗ trợ giảm cân
- Tham gia các hoạt động hằng ngày
- Hiểu rõ cân nặng chỉ số khối cơ thể và lượng mỡ trong cơ thể hiện tại của bạn
Cần có chế độ sinh hoạt khoa học hạn chế tình trạng béo phì
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn tăng cân mặc dù đã ăn kiêng và tập thể dục
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị tiêu chảy hoặc đường huyết thấp nghiêm trọng (glucose) sau phẫu thuật
- Tìm hiểu về tình trạng của mình sẽ giúp bạn biết được nhừng điều gì nên làm và kiểm soát tình trạng của mình tốt hơn
- Thiết lập mục tiêu thực tế: bạn không nên đặt những mục tiêu giảm cân quá cao, vì nó sẽ dễ khiến bạn nản chí
- Kiên trì theo đuổi kế hoạch điều trị
Có một bản ghi chép theo dõi tiến trình điều trị: hãy ghi chép lại các loại thức ăn mà bạn đã dùng và các hoạt động thể chất mà bạn đã thực hiện. Việc này sẽ giúp bạn duy trì trách nhiệm trong việc ăn uống và tập thể dục hằng ngày, hạn chế tình trạng béo phì. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn biết được các loại thức ăn và hoạt động nào bạn cần giữ loại hay loại bỏ. Nhận diện và tránh những loại thức ăn có thể đánh thức cơn thèm ăn của bạn. Chỉ nên ăn khi thực sự cảm thấy đói.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:08 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:00 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:03 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:04 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:03 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:00 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:01 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:00 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:09 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:00 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023