Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bênh gút
Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá, biểu hiện bằng các đợt viêm khớp cấp tính và lắng đọng natri urat trong các tổ chức do tăng axit uric máu.
Điều trị
Điều trị bao gồm điều trị cơn gút cấp và điều trị hội chứng tăng axit uric máu.
Điều trị cơn gút cấp: Thuốc được lựa chọn trong điều trị cơn gút cấp là colchicin thuốc được uống sau bữa ăn. Tuy nhiên thuốc có thể gây tiêu chảy đau dạ dày nôn mửa Ngoài colchicin có thể dùng các thuốc kháng viêm giảm đau nhóm không steroid (indomethacin diclofenac ibuprofen) nhưng tác dụng kém hơn corticoid làm giảm viêm nhanh nhưng ngừng thuốc lại đau trở lại, hơn nữa corticoid làm tăng axit uric máu nên không dùng.
Điều trị hội chứng tăng axit uric máu: Sử dụng thuốc làm giảm axit uric máu gồm nhóm thuốc làm giảm tổng hợp axit uric như allopurinol, thiopurinol, thuốc ức chế men xanthin oxydase làm giảm tạo thành axit uric.
Thuốc ít tác dụng phụ nhưng có thể gặp phản ứng dị ứng nổi mẩn da rối loạn tiêu hóa Nhóm thuốc làm tăng phân huỷ axit uric là uricozym, đây là một men urat oxydase được chiết xuất từ nấm aspegilus flavus có tác dụng làm thoái giáng axit uric thành allantoin.
Allantoin có độ hòa tan gấp 10 lần so với uric và dễ dàng được thận đào thải. Uricozym làm giảm axit uric máu rất mạnh.
Nhóm thuốc làm tăng đào thải axit uric qua nước tiểu như probenecid, sulfinpyrazon (anturan). Thuốc có thể gây phản ứng dị ứng rối loạn tiêu hoá chán ăn buồn nôn đau dạ dày đi ngoài phân lỏng.
Hai thuốc trên không được dùng đồng thời với aspirin liều nhỏ hoặc thiazid vì làm mất tác dụng đào thải axit uric. Vì thuốc làm tăng đào thải axit uric qua thận nên có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận Ngoài ra, cần phải kiềm hoá máu để làm tăng độ hoà tan của axit uric bằng uống các nước có kiềm (soda), nabica...
Dự phòng thế nào?
Dự phòng cơn gút cấp tái phát bằng chế độ ăn và điều trị hội chứng tăng axit uric máu để luôn duy trì nồng độ axit uric máu trong giới hạn bình thường. Người ta thấy cơn gút cấp thường xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt rượu chấn thương kể cả đi giày chật.
Vì vậy, người bị gút không nên ăn quá 0,8g đạm động vật/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Không uống rượu bia uống nhiều nước > 2lít/ngày, nên uống các loại nước có bicacbonat.
Định kỳ kiểm tra axit uric máu dùng thuốc làm giảm axit uric máu như allopurinol, uricozym để duy trì nồng độ axit uric máu trong giới hạn bình thường. Không nên sử dụng các thuốc gây tăng axit uric máu như thiazid, ethambuton, pyrazynamid aspirin liều nhỏ.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:08 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:09 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:01 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:09 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:02 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:03 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:02 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:02 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:09 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:07 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023