Dấu hiệu ngộ độc rượu và "thời điểm vàng" phải đi cấp cứu

Tết Nguyên đán đang cận kề, tình trạng ngộ độc rượu cũng gia tăng, vậy đâu là dấu hiệu phân biệt say rượu và ngộ độ rượu? Khi nào bệnh nhân phải đi cấp cứu?

Theo các chuyên gia y tế, ngày Tết trong mâm cơm gia đình tiếp khách thường có rượu. Nhiều người còn thể hiện 'đẳng cấp' bằng đủ thứ rượu ngoại nhập, đắt đỏ. Thế nhưng, ít ai ngờ rằng, cuộc đua 'đẳng cấp' ấy cũng khiến nhiều người phải đánh đổi cả mạng sống.

Đặc biệt, tại các vùng quê, tình trạng uống rượu nấu khá phổ biến. Tuy nhiên, rượu nấu có chứa methanol lại vô cùng nguy hiểm. Rượu được sản xuất bằng phương pháp thủ công trong quá trình lên men, chưng cất sẽ sinh ra methanol và phương pháp này thường không thể loại bỏ hết methanol.

Theo tiêu chuẩn được công bố thì rượu phải có hàm lượng methanol nhỏ hơn 0.1mg trên 1 lít rượu. Tuy nhiên, những loại rượu này thường ít nguy hiểm hơn các loại rượu giả, rượu pha bằng cồn công nghiệp.

Tình trạng ngộ độc rượu gia tăng

Tình trạng ngộ độc rượu gia tăng

Các bác sĩ Khoa Chống độc bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, rất khó để phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu có pha cồn methanol do biểu hiện của ngộ độc chất Methanol giống hệt biểu hiện của say rượu. Vì vậy, không nên uống quá nhiều rượu.

Theo bác sĩ Đinh Hữu Uân - bệnh viện Tâm thần Trung ương, khi bị ngộ độc methanol sau khoảng 18h- 24h người uống sẽ có các dấu hiệu đau đầu chóng mặt buồn nôn rối loạn tiêu hóađau chân tay, không kiểm soát tự chủ được hành vi,…

Hiện tượng dễ gặp nhất khi bị ngộ độc rượu chứa methanol là các vấn để liên quan đến mắt. Người bị ngộ độc methanol sẽ cảm thấy mờ mắt, tầm nhìn bị hạn chế không còn như bình thường võng mạc bị tổn thương và nặng có thể dẫn đến mù lòa

'Độc tính của methanol tác động chủ yếu lên thần kinh, đặc biệt là thần kinh điều khiển thị giác vì vậy thường có biểu hiện loạng choạng, hoa mắt giống hệt cảm giác say rượu khiến người đã uống rượu hay lầm tưởng là say nhưng thực chất là bị ngộ độc', bác sĩ Uân dẫn chứng.

Một bệnh nhân bị ngộ độc rượu

Một bệnh nhân bị ngộ độc rượu

Vì thế, khi bệnh nhân có những dấu hiệu trên, nếu để lâu sẽ rơi vào tình trạng tím tái hôn mê co giật rối loạn điện giải tụt huyết áp và có thể tử vong Trường hợp được cứu sống, bệnh nhân cũng có nhiều di chứng về thần kinh.

Theo các bác sĩ, có thể dựa vào những dấu hiệu sau để phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu để có phương án kịp thời đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế cấp cứu.

Thông thường người bị say rượu có biểu hiện chếnh choáng, nói líu lưỡi, phối hợp cơ thể kém, mất thăng bằng, uồn nôn và nôn. Người bị ngộ độc rượu chậm nhất sau 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn methanol, các triệu chứng của ngộ độc rượu sẽ xuất hiện gồm: Bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật; Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt nói ngọng trong khi đã tỉnh táo; Thở khò khè, ứ đọng đờm rãi ở miệng họng ho yếu; Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở; Đại tiện, tiểu tiện ra quần; Nôn nhiều đau bụng bụng trướng…

Khi có những biều hiện trên, người nhà cần đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất để cấp cứu, nếu chậm trễ sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật