Ngộ độc rượu và những điều bạn nên biết về chứng bệnh

Ngộ độc rượu là một nghiêm trọng và đôi khi gây chết người - hậu quả của lượng rượu tiêu thụ lớn trong một thời gian ngắn Uống quá nhiều quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hô hấp nhịp tim và có khả năng dẫn đến hôn mêtử vong Để hiểu rõ hơn về chứng ngộ độc rượu, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

Ngộ độc rượu và những điều bạn nên biết về chứng bệnh 

Ngộ độc rượu! Không giống như thực phẩm có thể mất thời gian để tiêu hóa rượu được hấp thu nhanh chóng bởi cơ thể trước hầu hết các chất dinh dưỡng khác.

1. Biểu hiện của ngộ độ rượu

Có hai loại ngộ độc mạn tính xảy ra với những người nghiện rượu Ngộ độc cấp tính thường phải nhập viện do uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu giả rượu kém chất lượng được pha chế từ cồn công nghiệp chứa độc tố methanol gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần mức cho phép (bởi vì chất hóa học methanol độc hại này chỉ được dùng trong công nghiệp như chế biến sơn, đánh bóng đồ gỗ...).

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới ngộ độc rượu nguy hiểm

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới ngộ độc rượu nguy hiểm

Với ngộ độc rượu ethanol, triệu chứng từ nhẹ (hưng cảm, mất điều hòa, giảm khả năng phán xét, kích thích, hung hãn) đến nặng (hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở, sặc phổi hạ thân nhiệt tụt huyết áp), biến chứng hạ đường huyết

Với ngộ độc rượu pha chế từ methanol lúc đầu biểu hiện giống ngộ độc ethanol, sau đó là giai đoạn ngộ độc thực sự (thường khoảng 8 giờ sau uống nếu là methanol đơn thuần, nhưng thường trong rượu uống có cả ethanol nên biểu hiện có thể chậm 18 - 24 giờ sau hoặc lâu hơn) thở nhanh, sâu, rối loạn về nhìn (nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn thấy các đốm, thu hẹp thị trường, mù), nếu nặng đồng tử giãn, mạch nhanh, tụt huyết áp co giật đái ít hoặc vô niệu và có thể tử vong.

Nói chung tình trạng ngộ độc rượu bao giờ cũng xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như giảm và mất khả năng vận động tự chủ, không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người... Khi cơ thể không còn chuyển hóa được, rượu uống vào sẽ bị nôn ra. Những trường hợp ngộ độc quá nặng, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp và gây ngừng thở. Người ngộ độc rượu có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

2. Tác hại của nghiện rượu và ngộ độc rượu

Người nghiện rượu có thể dẫn đến viêm gan cấp do rượu xơ gan ung thư gan viêm loét đường tiêu hóa viêm tụy cấp sau một bữa ăn thịnh soạn có rượu, suy giảm trí tuệ rối loạn tâm thần Người lớn tuổi hay người có bệnh lý tim mạch say rượu thường che lấp những triệu chứng của tai biến tim mạch như: xuất huyết não nhồi máu cơ tim

Ngộ độc rượu có thể dẫn tới nguy hiểm tới gan

Ngộ độc rượu có thể dẫn tới nguy hiểm tới gan

Khi say hoặc ngộ độc rượu ngoài mất các giác quan và phản xạ, người say rượu còn dễ bị viêm phổi do lạnh hay sặc chất nôn. Trường hợp ngộ độc rượu quá nặng biểu hiện thở nhanh nông tim đập nhanh huyết áp tụt... kèm theo buồn nôn nôn. Mất phản xạ gân xương, mất cảm giác, đồng tử giãn huyết áp tụt, hạ nhiệt độ, hạ đường huyết hôn mê (nồng độ rượu luôn >3g/l), nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

3. Xử trí ban đầu khi bị ngộ độc rượu

Khi thấy người say rượu, người thân, bạn bè... cần tìm cách để nạn nhân nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má. Đồng thời, cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng hoặc trà đặc, cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa) càng lâu càng tốt.

Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái (tránh bị sặc). Khi ngộ độc rượu, mọi người không cố gắng để làm cho nạn nhân nôn mửa (người đã bị ngộ độc rượu đã bị giảm phản xạ) có thể làm sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi, gây ra một chấn thương phổi gây tử vong.

Đặc biệt, tránh để nạn nhân uống rượu say rồi đi ngủ (vì một số trường hợp có thể bị hôn mê trong khi ngủ). Tuyệt đối không nên để họ ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Sau vài tiếng, người nhà nên gọi họ dậy, cho uống sữa hoặc ăn cháo.

Nếu có biểu hiện bất thường như: co giật thở không đều, ngã chảy máu tai và Mắt loạn nhịp tim cần phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Khi có triệu chứng ngộ độc nguy hiểm cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu

Khi có triệu chứng ngộ độc nguy hiểm cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu

4. Phòng tránh ngộ độc rượu

Tuyệt đối không uống rượu không rõ nguồn gốc, rượu tự pha chế, đặc biệt rượu pha chế từ cồn công nghiệp (methanol). Không uống rượu khi đói và không uống   nhiều. Ví dụ, với rượu sâm banh (nồng độ 11%) chỉ nên uống khoảng 150 - 200ml; rượu trắng (nồng dộ 35 - 40%) chỉ nên uống khoảng 25ml hoặc bia (nồng độ 4%) chỉ nên uống khoảng 200 - 300ml hoặc rượu vang chỉ nên uống khoảng 50ml là vừa. Khi có biểu hiện say rượu cần tìm giải pháp nôn ra hết (ví dụ, ngoáy họng), ăn vài ba quả chuối hoặc uống sữa nóng hoặc trà đặc nóng...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật