Tổng hợp 5 khuyến cáo phòng ngừa ngộ độc rượu cần biết

Nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu, uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol.

Đã từ lâu, rượu bia được coi là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, lễ Tết, thậm chí là trong đám ma cũng có rượu. Uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài gây ra các vấn đề về sức khoẻ tinh thần thậm chí có thể dẫn đến tử vong do ngộ độc rượu.

Ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ (là không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận nổi nóng, đi đứng không vững…) đến ngộ độc nặng (bị nôn nhiều, vã mồ hôi hôn mê mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp có thể tử vong nếu không được cấp cứu) ngộ độc rượu thường xảy ra khi uống quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm

Nguy cơ càng tăng với hậu quả khó lường đối với sức khỏe nếu dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có chứa nhiều methanol có thể mù mắt và tử vong cao đặc biệt khi sử dụng rượu rượu ngâm lá, rễ, cây, động vật có chứa độc tố tự nhiên.

Theo Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế, nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu, uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…).

Trong 1“đơn vị rượu” thường có từ 8-14g rượu nguyên chất chứa trong dung dịch đó. Mỗi đơn vị tương đương: 1 lon bia 270-330ml 2-12 độ hoặc 1 chén rượu vang 125ml 9-18 độ hay 1 chén rượu mạnh 40ml 40 độ. Nam giới uống quá 3 đơn vị rượu/ngày; nữ giới uống quá 2 đơn vị rượu 1 ngày được coi là lạm dụng rượu.

Lạm dụng rượu, sử dụng rượu có pha methanol... là các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc rượu

Lạm dụng rượu, sử dụng rượu có pha methanol... là các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc rượu

Uống rượu lâu ngày dẫn đến nghiện rượu sút cân chán ăn tiêu chảy do tổn thương gan và ruột; da niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu; thoái hóa gan xơ gan có thể ung thư gan; nhồi máu cơ tim mất trí nhớ run, rối loạn tinh thần…

Cũng theo Cục An toàn thực phẩm phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây sinh non ảnh hưởng đến phát triển thể chất tinh thần trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi

Để phòng ngừa ngộ độc rượu bia, cộng đồng cần thực hiện các nguyên tắc sau:

1.Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.

2. Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.

3. Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

4. Không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

5. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật