Đột quỵ ở người trẻ đáng báo động do lối sống hiện đại

Thực sự là đột quỵ ở người trẻ (theo các tài liệu về đột quỵ, người dưới 45 tuổi được xem là trẻ) đang là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm cũng như số lượng người dưới 45 tuổi bị đột quỵ ngày càng gia tăng. Hai trường hợp đáng tiếc trên góp phần vào lời cảnh báo tới những người trẻ cần cảnh giác hơn với căn bệnh nguy hiểm này.

Đột quỵ ở người trẻ nặng nề và nguy hiểm

Đột quỵ là tình trạng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm nặng khiến cho vùng não đó bị thiếu oxydinh dưỡng Chỉ trong vòng vài phút thiếu máu thiếu oxy tế bào não sẽ chết. Nếu vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng đột quỵ có thể đưa đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ thị giác Đột quỵ chính là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, đồng thời là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới. 

Có hai nhóm bệnh đột quỵ là nhồi máu nãoxuất huyết não Nhồi máu não chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ, xảy ra do động mạch nuôi não bị tắc, có thể do cục máu đông hình thành tại chỗ hoặc từ nơi khác, thường là từ trong tim di chuyển đến xuất huyết não xảy ra khi động mạch trong não bị vỡ, gây chảy máu Xuất huyết não có thể xảy ra do huyết áp tăng cao không kiểm soát được, do rối loạn đông máu vì sử dụng thuốc kháng đông do dị dạng mạch máu não hoặc vỡ phình mạch máu não

Đột quỵ ở người trẻ đang ở mức đáng báo động

Đột quỵ ở người trẻ đang ở mức đáng báo động

Trước giờ, nhiều người vẫn nghĩ rằng đột quỵ chỉ gặp ở người lớn tuổi. Đúng là nguy cơ bị đột quỵ của một người sẽ tăng lên khi tuổi tác gia tăng và đột quỵ ít gặp ở người trẻ tuổi hơn (số lượng người dưới 45 tuổi bị đột quỵ chiếm khoảng 10 - 15% số bệnh nhân đột quỵ). Tuy nhiên, nhiều thống kê gần đây đã cho thấy số lượng người trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng và con số này không phải là nhỏ. Một báo cáo ở Mỹ cho biết mỗi năm có khoảng 532.000 đến 852.000 người ở Mỹ trong lứa tuổi 18 - 44 bị đột quỵ. Điều đáng nói là so với người cao tuổi, người trẻ bị đột quỵ sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn cho bản thân, xã hội và nền kinh tế một khi họ bị tàn phế và mất đi các hoạt động chức năng ở lứa tuổi còn rất trẻ, lứa tuổi lao động.

Thực tế, theo thống kê tại các bệnh viện tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Khoảng 50% trong bệnh nhân đột quỵ bị tử vong. Tỷ lệ này tăng lên rất nhiều lần nếu để tái phát sau 3-5 năm.

Thói quen ăn uống là thủ phạm gây bệnh đột quỵ ở người trẻ

Nguyên nhân người trẻ gia tăng nguy cơ bị bệnh rối loạn mỡ máu cũng như đột quỵ đột quỵ ở người trẻ là căn bệnh có liên quan chặt chẽ tới lối sống thói quen ăn uống Cuộc sống tĩnh, ít vận động thể dục, thể thao cộng thêm chế độ ăn mất cân đối, ăn quá nhiều chất béo, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh, ăn nhiều đồ ăn ngọt, uống nhiều nước có ga... làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh”.

Đồ ăn nhanh là một trong những tác nhân hàng đầu gây đột quỵ ở người trẻ

Đồ ăn nhanh là một trong những tác nhân hàng đầu gây đột quỵ ở người trẻ

Thực tế, bệnh này thường gặp ở nhóm người thường xuyên ăn nhậu, rượu bia Rất nhiều trường hợp thường xuyên uống rượu bia đi khám mới biết mình bị mỡ máu. Nhiều người thắc mắc: “Sao tôi chỉ uống thôi, không ăn mà vẫn bị rối loạn mỡ máu ”.

Lý giải về trường hợp này, do trong cồn vẫn có một lượng calo nhất định (1g chất cồn có 7 kcal). Nhưng calo trong cồn thường là calo rỗng, không cân đối về dinh dưỡng và không tốt cho sức khỏe Bên cạnh đó, đồ nhậu cùng rượu bia thường là đồ ăn giàu chất béo. Vì vậy người thường xuyên ăn nhậu dễ bị mắc bệnh rối loạn mỡ máu hơn.

Để ngăn ngừa đột quỵ ở người trẻ nhằm tránh các tai biến nguy hiểm, chúng ta phải có một chế độ ăn ít mỡ động vật, ăn nhiều trái cây, ăn ít đường, ít gạo; tập thể dục nhiều hơn để giải phóng năng lượng, uống rượu ít; một năm cần đi xét nghiệm sinh hóa máu 2 lần. Khi có dấu hiệu ăn ít mà vẫn tăng cân nhiều thì nên đi khám bệnh sớm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật