Đừng chủ quan với thoát vị đĩa đệm, bạn cần đọc để phòng tránh

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khá phổ biến. Tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng làm cho người bệnh khó chịu, giảm hoặc mất khả năng lao động, sinh hoạt khó khăn.

Căn bệnh phổ biến

Cột sống thắt lưng được cấu tạo bởi một “chuỗi” các đốt sống, xen kẽ với các đĩa đệm. Đĩa đệm là các tổ chức liên kết, đàn hồi, hình thấu kính lồi hai mặt, gồm nhân nhầy, vòng sụn và mâm sụn, do đó làm cho cột sống có 2 đặc tính là vừa có khả năng đứng tựa vững chắc cho cơ thể, vừa có khả năng xoay, chuyển về tất cả các hướng.

Bình thường cột sống có 23 đĩa đệm (5 cổ, 11 lưng, 4 thắt lưng và 3 chuyển đoạn). Nếu do rạn, rách hoặc mất khả năng chun giãn của vòng sợi, nhân nhầy có thể chuyển dịch ra khỏi vị trí bình thường của nó, hình thành thoát vị đĩa đệm mặt khác hệ thống dây chằng cột sống yếu đi cũng có thể tạo điều kiện cho đĩa đệm thoát vị Thường chúng ta hay gặp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở những người gánh vác nặng nhọc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở những người ngồi nhiều như công tác bàn giấy, lái xe… 
Điều trị thoát vị đĩa đệm đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, kết hợp nhiều phương pháp và chế độ sinh hoạt tập luyện phù hợp. Điều trị ngoại khoa (mổ xẻ) là rất hữu hạn, không phải thoát vị đĩa đệm nào, người nào cũng mổ được, tai biến có thể xảy ra và khắc phục là rất khó khăn.

Theo Th.s Thái Thị Xuân, Giám đốc bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống là nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau, tê bì chân tay.

 Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An là cơ sở điều trị có uy tín về thoát vị địa đệm

Thoát vị đĩa đệm ở người lớn tuổi, nguyên nhân chủ yếu thường là hậu quả của thoái hóa đĩa đệm, cùng với sự tăng dần của tuổi tác, đĩa đệm sẽ ngày càng bị khô, trở nên kém linh hoạt và dễ bị tổn thương khi bị chấn thương. Còn thoát vị đĩa đệm ở người trẻ lại do chấn thương hoặc những thói quen sai lầm trong sinh hoạt hằng ngày. Khi đã thoái hoá, cần tập luyện làm giãn và linh hoạt hơn các khối cơ, từ đó giảm rõ rệt nguy cơ chèn ép thần kinh hơn. Do vậy, đu xà đơn, bơi lội hay đạp xe… là môn thể thao vô cùng tốt bởi nó đảm bảo nguyên tắc dùng chính trọng lượng cơ thể kéo giãn cột sống.

“Khi cơ thể được vận động thì lắng đọng can-xi ít hơn, đồng thời vôi hoá ít hơn. Vì vậy, khi cơ thể được vận động nhiều, dây chằng sẽ rất linh hoạt và vôi hoá sẽ không lắng đọng, sẽ không còn triệu chứng gây đau mỏi. Khi cơ xương mềm mại thì những đợt đau cấp sẽ không làm ảnh hưởng nhiều, hoặc ít đau hơn bởi rễ thần kinh không bị chèn ép”, Th.s Xuân nói.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách nào?

Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An là bệnh viện khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng lớn nhất tỉnh Nghệ An chuyên các bệnh về thần kinh; bệnh cơ - xương - khớp; bệnh hô hấp; bệnh biến chứng do bệnh hoặc sau phẫu thuật. Đặc biệt bệnh viện có thể phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm cột sống - một trong những loại bệnh có tỷ lệ mắc khá cao ở nhiều lứa tuổi khác nhau, mà nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường.

Theo Th.s Thái Thị Xuân, một đĩa đệm có 3 thành phần: ngoài cùng là vòng xơ, giữa là nhân nhầy (giảm sóc). Khi trẻ, nhân nhầy còn tốt sẽ luân chuyển giảm áp cho cột sống. Khi vòng xơ và nhân nhầy thoái hoá dần, sẽ bị mất nước cộng với cột sống hoạt động quá mức hoặc sai tư thế sẽ làm rách vòng xơ, dẫn đến rễ thần kinh và ống sống bị chèn ép gây đau cột sống người ta gọi là thoát vị đĩa đệm.

Nhiều người bị thoát vị cột sống có thể không có triệu chứng mà chỉ khi tình cờ đi khám bệnh mới phát hiện hình ảnh thoát vị đĩa đệm trên phim chụp. Hoặc người bệnh có biểu hiện đau vùng thắt lưng hoặc vai cổ lan ra cánh tay hoặc xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau ngoài cẳng chân và có thể cả bàn chân, khiến tê bì và yếu cơ

Triệu chứng đau tay và chân có thể khởi phát hoặc tăng lên khi ho hắt hơi khi vận động cột sống. Tùy vào mức độ của bệnh lý, có chỉ định điều trị nội khoa từ 4 - 6 đợt mà không đỡ, hay BN có biểu hiện teo chân teo cơ mà đã điều trị bằng vật lý trị liệu thì phải phẫu thuật.

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm đặc biệt cần lưu ý đến chế độ vận động. Trong thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối và khớp háng. Thực hiện điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi

nước, muối rang, cám rang lá lốt lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu điều trị bằng laser; châm cứu. Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc chống viêm giảm đau giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12).

Th.S Xuân lưu ý thoát vị đĩa đệm ở người trẻ phần lớn do chấn thương hoặc vì những thói quen sai lầm trong sinh hoạt hằng ngày. Do đó, để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, trong đó chú ý tư thế hợp lý trong lao động, vận động và hoạt động, đặc biệt là tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng. Khi bê vác vật nặng nên ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, tránh thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên và tập thể dục đúng cách /.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật