Hướng dẫn cách điều trị và phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Bệnh đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè và lây lan nhanh chóng. Bệnh đau mắt đỏ tự ý điều trị, điều trị sai cách sẽ bị giảm chức năng thị giác thậm chí dẫn tới mù lòa.

Số người nhập viện gia tăng

Những ngày qua trên địa bàn thành phố Hà nội có tỷ lệ người mắc các bệnh về đau mắt đỏ gia tăng. Anh Quốc Khánh (Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ:Gia đình có con nhỏ nên cháu đã bị lây bệnh đau mắt đỏ từ các bạn ở lớp về, trẻ con mà hai mắt sưng húp đầy dử khiến bé ngứa ngáy rất khó chịu dẫn đến quấy khóc suốt ngày. Tới khi con đỡ thì vợ anh lại bị lây từ bé.

Cũng tương tự gia đình anh Khánh thì anh Quốc Hưng (25 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bị đau mắt đỏ gần một tuần nay chưa khỏi. Cách đây 3 ngày, cả con mắt thứ hai cũng viêm đỏ và sưng tấy, tiết nhiều nước và dử.

Hưng bị lây bệnh từ đồng nghiệp, trong văn phòng của anh (đóng lại khu Giảng Võ) đã có 6-7 người đau mắt đỏ. Anh Hưng cho rằng mình và một số đồng nghiệp khác bị lây bệnh vì buổi tối họ hay ở lại đêm ở cơ quan, cùng làm việc và xem các trận đấu bóng đá cho vui. Hơn nữa, sáng dậy anh còn rửa chung khăn mặt với đồng nghiệp nên cũng lây luôn bệnh đau mắt này.

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Trung ương thì bệnh đau mắt đỏ tuy không rầm rộ bằng 2 năm trước nhưng thời gian này, số người đến khám vì đau mắt đỏ tăng đáng kể bởi đang vào mùa dịch. Thời tiết nóng, không khí nhiều bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn virus gây viêm kết mạc Đây cũng là thời gian các hoạt động du lịch vui chơi diễn ra nhiều, nhất là với thanh thiếu niên, làm tăng cơ hội phát tán bệnh. Các hồ bơi cũng là yếu tố làm lây lan do vệ sinh không đảm bảo. 

Triệu chứng và cách điều trị bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết giác mạc) là bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Có nhiều gia đình tất cả các thành viên trong gia đình đều mắc bệnh. Tuy nhiên, đau mắt đỏ không phải là bệnh nặng nếu người dân biết cách chữa trị và chăm sóc kịp thời.

Bệnh đau mắt đỏ có nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh mắt chưa đúng cách, mắt bị nhiễm bụi bẩn rồi sinh ra đau mắt đỏ. Vào những ngày chuyển mùa giao mùa thời tiết nóng ẩm  vi khuẩn dễ sinh sôi và gây nên dịch bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp khi có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, lây lan qua đường nước bọt hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Do lây lan qua đường hô hấp nên bệnh đau mắt đỏ có thể nhanh chóng lây lan ra ngoài cộng đồng với các biểu hiện ban đầu là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, bệnh nhân vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm.

Nhưng nếu bệnh ở thể nặng hơn, bệnh nhân đau mắt đỏ bị phù mắt, có màng trong mắt, cơ thể có biểu hiện sốt nhẹ, viêm mũi- họng, nổi hạch trước tai và sợ ánh sáng, mỗi khi nuốt nước bọt họng đau và nổi hạch.

Thông thường đau mắt đỏ chỉ diễn biến trong vòng từ 5 ngày đến 1 tuần rồi tự khỏi. Nhưng nếu qua thời gian này, bệnh không thuyên giảm mà bệnh nhân còn thấy viêm họng nổi hạch thì cần đến chuyên khoa về mắt để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm gây mù lòa  

Khi đã mắc bệnh, người bệnh cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi, tránh khói bụi đeo kính mát giúp mắt bớt kích thích với ánh sáng chói hoặc có thể chườm đá lạnh cho mắt dễ chịu hơn.

Đặc biệt bệnh nhân bị đau mắt đỏ không nên tự pha nước muối loãng để rửa mắt vì nếu nồng độ nước muối không phù hơp có thể gây bỏng rát mắt. Tốt nhất nên sử dụng nước muối sinh lý theo chỉ định của bác sỹ.

Bên cạnh đó, người nhà bệnh nhân không nên dùng chung đồ vật và nói chuyện đối diện với người bệnh.

70% bệnh đau mắt đỏ sẽ khỏi nếu rửa mắt hằng ngày, tra thuốc còn trong những trường hợp có tổn thương ở giác mạc nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét giác mạc sau điều khị có thể ảnh hưởng tới thị lực.

Tránh những sai lầm khi điều trị bệnh đau mắt đỏ

-Không tự ý nhỏ cortisol khi chưa có chỉ định của bác sĩ thuốc có thẩy làm bệnh trở nên nặng thêm, khó điều trị, gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là dẫn đến mù lòa.

-Không tự ý dùng thuống kháng sinh không tiêm truyền khi chưa đi khám và chưa có chỉ định của bác sĩ.

-Không xuông mắt bằng lá trầu như cách của dân gian vì lá trầu nóng càng làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật