Mách bạn cách đối phó với các chứng đau thường gặp trong cuộc sống

Đau là triệu chứng gặp nhiều nhất trong y học, tất cả chúng ta ai cũng từng bị đau.

Đau là triệu chứng gặp nhiều nhất trong y học, tất cả chúng ta ai cũng từng bị đau Đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nhất là khi thay đổi thời tiết và không cần điều trị, nhưng cũng có khi là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh, từ bệnh lành tính như thoái hoá xương khớp đau dây thần kinh đến bệnh phức tạp như viêm khớp dạng thấp, thậm chí có bệnh nguy hiểm như viêm tắc động mạch

Đau phụ thuộc những yếu tố gì?

Do cảm giác đau mang tính chủ quan tâm lý, nên nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố cảm xúc, nhận thức và hành vi: Yếu tố cảm xúc có tác dụng trực tiếp lên cảm giác đau làm đau có thể tăng lên hay giảm đi. Nếu cảm xúc vui vẻ, thoải mái có thể làm đau giảm đi, ngược lại nếu cảm xúc khó chịu, bực dọc buồn chán... có thể làm đau tăng thêm; Yếu tố nhận thức đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lên quá trình tiếp nhận cảm giác nói chung và cảm giác đau nói riêng. Với mức độ tổn thương như nhau thì những người có sự hiểu biết, có nhận thức tích cực sẽ có biểu hiện đau ít hơn so với những người ít hiểu biết hoặc có nhận thức tiêu cực; Yếu tố hành vi bao gồm toàn bộ những biểu hiện bằng lời nói và không bằng lời nói có thể quan sát được ở bệnh nhân đau như than phiền, điệu bộ, tư thế giảm đau, mất khả năng duy trì hành vi bình thường. Những biểu hiện này có thể xuất hiện như phản ứng với tình trạng đau cảm nhận được, chúng tạo nên những dấu hiệu phản ánh tầm quan trọng của vấn đề đau và cũng đảm bảo chức năng giao tiếp với những người xung quanh. Những biểu hiện này phụ thuộc vào môi trường gia đình và văn hóa dân tộc, chuẩn mực xã hội, tuổi và giới của mỗi người.

Đau thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Đau thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố  

Nhận dạng những nguyên nhân gây đau

Đau do cảm thụ thần kinh (nociceptive pain): Là kiểu đau do tổn thương nào đó ở các cơ quan, nội tạng trong cơ thể, kích thích vào bộ phận nhận cảm đau tại đó rồi theo dây thần kinh truyền về não làm ta có cảm giác đau và giúp ta biết được cơ quan đó đang bị bệnh. Đau do cảm thụ thần kinh thường thuyên giảm khi điều trị bằng các thuốc giảm đau thông thường.

Đau do nguyên nhân thần kinh (neuropathic pain): đau do nguyên nhân thần kinh do những tổn thương ngay trên hệ thần kinh có thể là ở các dây thần kinh ngoại vi hoặc ở thần kinh trung ương. Một số trường hợp đau thần kinh do bị chèn (như đau thần kinh tọa do thoái hoá cột sống thoát vị đĩa đệm chèn vào). Một số trường hợp khác đau xảy ra do di chứng tổn thương hay cắt đoạn thần kinh ngoại vi (như trong hiện tượng chi ma do cụt chi, đau thần kinh sau zona, đau dây thần kinh số V...).

Đau do nguyên nhân thần kinh thường có biểu hiện là đau liên tục kiểu bỏng buốt, nóng rát, cường độ mạnh, đau nhói; đau cơn (kiểu điện giật); loạn cảm (như kiến bò, kim châm). Ngoài ra, bệnh nhân bị đau kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày, thay đổi về khẩu vị rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến cảm xúc, giảm hoạt động tình dục ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình và xã hội, cuối cùng có thể dẫn đến trầm cảm

Đau do căn nguyên tâm lý (psychogenic pain): Có đặc điểm là những cảm giác đau ngoại vi hay nội tạng có tính chất ám ảnh nhiều hơn là đau thực thụ, với sự mô tả phong phú, không rõ ràng hoặc luôn thay đổi và thường lan tỏa, triệu chứng không điển hình. Đau chỉ mất khi người bệnh tập trung chú ý một vấn đề gì đó thuốc giảm đau không có tác dụng với loại đau này. Thường gặp trong các trường hợp như: bệnh hysteri, bệnh rối loạn cảm xúc (trầm cảm) tự kỷ ám thị về bệnh tật bệnh tâm thần phân liệt... Khi phát hiện ra những trường hợp đau do căn nguyên tâm lý, chúng ta cần gửi bệnh nhân đến với các thầy thuốc chuyên khoa tâm lý hay tâm thần để điều trị.

Cách nào điều trị các chứng đau này?

Ngoài các thuốc giảm đau chống viêm, các phương pháp trị liệu phục hồi chức năng căn cứ vào tính chất và mức độ của bệnh bác sĩ sẽ áp dụng các thủ thuật điều trị đau như tiêm điểm đau kích thích, tiêm cột sống ngoài màng cứng, tiêm vào khớp có thể đem lại kết quả giảm đau nhanh và kéo dài. Tuy nhiên, các thủ thuật này có nhiều rủi ro như biến chứng nhiễm khuẩn và gây tổn thương thứ phát (nhất là thủ thuật tiêm khớp). Vì vậy, các thủ thuật tiêm nhất thiết phải được tiến hành ở các cơ sở y tế có đủ các điều kiện tiêu chuẩn, với chuyên gia có kinh nghiệm.

Với một số bệnh lý hoặc bệnh lý nặng thì việc chỉ định phẫu thuật là bắt buộc. Tuy nhiên, đối với các bệnh lý đau ở giai đoạn sớm (như thoát vị đĩa đệm thoái hóa khớp) thì chỉ định phẫu thuật đôi khi vẫn có những ý kiến trái chiều. Trong khi đa số các nhà ngoại khoa khuyên bệnh nhân nên lựa chọn phẫu thuật càng sớm càng tốt tạo thuận lợi cho việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật tốt nhất và cuộc mổ diễn ra thuận lợi thì một số nhà nội khoa lại khuyên bệnh nhân nên điều trị nội khoa đến khi thất bại mới lựa chọn một giải pháp ngoại khoa. Điều này làm cho bệnh nhân phân vân trong việc lựa chọn biện pháp điều trị. Vì vậy, lựa chọn thời điểm chỉ định điều trị phẫu thuật cần cân bằng giữa hiệu quả điều trị, điều kiện kinh tế và những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật