Những điều cần biết về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh
Mang thai khiến cơ thể bạn thay đổi theo nhiều cách và những thay đổi này ảnh hưởng tới cơ thể bạn ngay cả sau khi bạn sinh con Trong quá trình cơ thể phục hồi, bạn có thể phải đối phó với nhiều vấn đề sau sinh ở những mức độ khác nhau. Một trong những rắc rối phổ biến chị em phải đối mặt sau khi sinh con là nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường tiểu, thường là qua niệu đạo và gây nhiễm trùng Trong một số trường hợp vi khuẩn có thể di chuyển tới thận và gây viêm thận
Nguyên nhân
Niệu đạo của phụ nữ (dài 4cm) ngắn hơn so với nam giới (20cm) khiến vi khuẩn dễ tấn công bàng quang Do vậy nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ phổ biến hơn ở nam giới. Mang thai khiến phụ nữ càng dễ bị tổn thương hơn.
Cơ sàn chậu giúp giữ chặt niệu đạo để nước tiểu không rò rỉ ra ngoài. Trong khi sinh con, những cơ này bị yếu đi cùng với dây chằng dây thần kinh và cơ bụng dưới. Kết quả là chúng hoạt động kém đi. Mang thai cũng khiến bàng quang hoạt động kém và nước tiểu khó thoát đi hết. Điều này làm cho nước tiểu dễ bị chảy ngược lại niệu quản. Nước tiểu càng ở lại lâu trong đường niệu, nguy cơ vi khuẩn sinh sôi càng lớn, do vậy tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Dấu hiệu và triệu chứng
- Bàng quang và niệu đạo bị viêm
- Đau ở vùng chậu và bụng
- Mót tiểu (nhưng có thể chỉ tiểu nhỏ giọt)
- Đi tiểu thường xuyên hơn
- Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
- Nước tiểu có mùi khó chịu (mùi hôi)
- Đau cơ thể, sốt và mệt mỏi
Điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường được điều trị bằng kháng sinh Trong trường hợp nặng, có thể truyền kháng sinh đường tĩnh mạch Nếu bạn đang cho con bú, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp cho bạn. Có thể dùng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau tùy từng trường hợp.
Phòng ngừa
- Uống nhiều nước giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi hệ bài tiết.
- Uống nước ép nam việt quất: loại nước ép này được khoa học chứng minh là điều trị cũng như dự phòng nhiễm trùng đường tiểu bằng cách ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh bám vào thành đường niệu.
- Dùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C để giúp nước tiểu có tính axít hơn, giúp cơ thể phá hủy và giảm số lượng vi khuẩn gây nhiễm trùng trong hệ tiết niệu
- Thực hành vệ sinh tốt. Tránh dùng tampon, và thay băng vệ sinh thường xuyên khi có kinh nguyệt hoặc ra sản dịch
- Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm, kem hoặc gel quanh âm hộ vì chúng có thể làm tăng khả năng nhạy cảm với nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Mặc quần áo rộng để bộ phận sinh dục luôn khô ráo và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- thận trọng khi quan hệ tình dục Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để đẩy vi khuẩn ra ngoài. Đồng thời vệ sinh âm đạo bằng nước ngay sau khi giao hợp.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:07 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:01 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:04 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:04 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:02 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:08 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:08 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:04 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:08 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023