Những hiểm họa không ngờ khi tắm sông hồ nên chú ý

Tắm sông, hồ không chỉ có nguy cơ đuối nước mà còn có tiềm ẩn nhiều mối hiểm họa khác.

Bị đỉa xâm nhập

Anh Phàng A X. (30 tuổi, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) thường xuyên ra suối tắm do trời nóng. Một thời gian sau, anh thấy khó thở đôi khi khạc ra máu. Thấy tình trạng ngày càng nghiêm trọng, ngày 10/6 vừa qua, anh đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM để khám. Tại đây, các bác sĩ đã phát hiện và gắp ra từ cuống họng anh X. một con đỉa vẫn ngọ nguậy dài 3cm.

Dị vật được tìm thấy trong cổ họng anh X

Dị vật được tìm thấy trong cổ họng anh X

Đỉa có thể sinh sống trong nước suối, hồ. Khi con người tắm, ngâm mình hoặc uống nước nơi có đỉa, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người. Thông thường chúng đi vào đường mũi. Chúng có thể sinh sống trong cơ thể người, càng lớn khiến người bị cảm thấy khó thở Nguy hiểm, khi hút máu đỉa tiết ra chất chống đông khiến máu chảy mãi, có thể gây tử vong

Bệnh ngoài da

Năm 2014, Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) từng khảo sát và đưa ra kết luận không có đoạn nào trên các con sông chảy qua địa bàn TP Hà Nội đạt loại I (không ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ). Các con sông bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và sản xuất. Chúng tạo môi trường cho vi khuẩn vi trùng sinh sôi, dễ dàng gây bệnh ngoài da cho người tiếp xúc.

Đặc biệt, khi bơi, tắm, thời gian ngâm nước dài, khả năng mắc bệnh càng cao các bệnh điểm hình là viêm da tiếp xúc dị ứng nhiễm nấm … Bệnh thường chỉ bắt đầu với triệu chứng ngứa, xuất hiện mụn nước … Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm da nặng.

Những hiểm họa không ngờ khi tắm sông hồ - ảnh 2

Tắm sông hồ tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm

Các bệnh về tai, mắt

Khi bơi lội tại sông, hồ, hầu hết người bơi không đeo kính mắt. Việc này có thể khiến mắt phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước ô nhiễm và mắc bệnh. Ngoài triệu chứng đỏ mắt, nước bẩn có thể gây bệnh mắt hột, lậu mắt,… Những nơi càng ô nhiễm, khả năng mắc bệnh càng cao.

Tai cũng là nơi dễ dàng bị ứ đọng nước bẩn, nấm và vi khuẩn Nếu không có biện pháp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, chúng có thể gây đau nhức, viêm nhiễm, ảnh hưởng xấu đến thính giác.

Bệnh đường tiêu hóa

Trong nước hồ, sông có thể tồn tại ấu trùng giun, sán và E. coli. Nếu không may uống phải, bạn sẽ mắc các bệnh về tiêu hoá như tiêu chảy nhiễm giun, sán viêm ruột Ngoài ra, trong nước bẩn cũng tồn tại ký sinh trùng Giardia gây tiêu chảy cấp, Norwalkvirus gây viêm dạ dày viêm gan vi-rút A.

Không một dòng sông nào an toàn tuyệt đối để bơi lội

Không một dòng sông nào an toàn tuyệt đối để bơi lội

Bệnh đường sinh dục

'Vùng kín' là nơi dễ tổn thương. Khi bị ngâm lâu trong nguồn nước ô nhiễm cơ quan sinh dục có thể bị tổn thương, mắc các bệnh phụ khoa nam khoa. Ngoài ra, nếu trong vùng bơi có người mắc bệnh mầm bệnh có thể lây nhiễm sang người xung quanh. Chúng không chỉ đem đến sự khó chịu mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sinh sản của người bơi.

Đuối nước

Tuy mới đầu hè nhưng tình trạng đuối nước đã trở thành vấn đề nhức nhối của nhiều tỉnh, thành. Chỉ trong tháng 5/2015, hơn 10 vụ đuối nước đã xảy ra tại tỉnh Nghệ An khiến hơn 20 trẻ chết đuối và mất tích. Trong đó, chủ yếu là các vụ xảy ra trên sông. Hà Tĩnh từ năm 2014 đến nay cũng có hơn 30 trẻ chết đuối. Hà Nội, Quảng Nam,… cũng xác nhận có người tử vong do đuối nước Các điểm bơi trên sông, hồ thường tự phát, không có nhân viên cứu hộ túc trực. Do đó, khi tắm, bơi, một chút sơ sẩy có thể khiến người bơi bị đuối nước, dễ tử vong.

Bạn cần hạn chế bơi ngoài sông, hồ, những nơi ô nhiễm để giảm nguy cơ mắc bệnh. Nên tìm đến các bể bơi đảm bảo vệ sinh, có nhân viên cứu hộ. Khi cơ thể có các vết thương hở, bạn nên tránh bơi lội để bệnh không tiến triển xấu. Đeo kính bơi, nhỏ mắt và tai khi bơi xong. Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi bơi bằng xà phòng diệt khuẩn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật