Những loại thuốc nào dễ gây rối loạn tiền đình mà bạn cần chú ý?
Nguyên nhân gây hội chứng RLTĐ khá đa dạng, là tập hợp của nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó qua nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy, một số thuốc cũng cho tác dụng phụ có thể tăng nguy cơ cho chứng RLTĐ. Vì vậy, bệnh nhân bị RLTĐ cũng nên tránh các loại thuốc làm ảnh hưởng tới tai và làm tăng các triệu chứng của bệnh RLTĐ như:
Thuốc kháng acid: có nhiệm vụ thực hiện một phản ứng trung hòa hydrochloric acid (HCl) tiết ra trong dịch tiêu hóa ở dạ dày Các thuốc kháng acid thường chứa hợp chất magnesium hoặc aluminium có tác dụng kéo dài hoặc sodium bicarbonate có tác dụng nhanh và ngắn, một số loại có chứa alginate, dimethicon... Các loại thuốc này có thể gây chóng mặt phản ứng chậm chạp, mất thăng bằng và khả năng phối hợp vận động.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): đây là một trong những loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong các bệnh cơ - xương - khớp như viêm khớp bệnh gút thoái hoá khớp viêm cơ Một số thuốc thường dùng như: ibuprofen, indometacin, naproxen, piroxicam diclofenac ketoprofen hay parecoxib, celecoxib, rofecoxib... Một trong các tác dụng phụ của NSAIDs là gây choáng váng chóng mặt...
Aspirin (acetylsalicylic acid) có thể gây ù tai cho một số trường hợp, nên làm nặng hơn các triệu chứng của RLTĐ.
Trên đây chỉ là một vài loại thuốc thông dụng và điển hình trong việc gia tăng nguy cơ và làm nặng thêm triệu chứng của RLTĐ. Ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác cũng có những tác dụng phụ gây ra cơn chóng mặt ù tai cho người sử dụng, yếu tố này không tốt cho bệnh nhân RLTĐ, hoặc đã từng bị RLTĐ. Điều quan trọng là bệnh nhân RLTĐ khi dùng bất cứ loại thuốc gì cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết các tác dụng phụ có thể gặp và khi thấy gia tăng các biểu hiện của chứng RLTĐ cần ngừng thuốc ngay và xin ý kiến của thầy thuốc.
Ngoài ra, người bệnh RLTĐ cũng nên hạn chế hút thuốc lá. Do chất nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh RLTĐ, do làm giảm cung cấp máu cho tai trong bằng cách thắt mạch máu đồng thời cũng gây ra một sự gia tăng ngắn hạn huyết áp - việc này là yếu tố cộng hưởng nguy hại cho bệnh nhân RLTĐ.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:08 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:08 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:08 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:07 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:04 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:06 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:01 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:02 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:03 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023