Những triệu chứng đau mắt phổ biến ở trẻ em và cách điều trị

Chăm sóc mắt trẻ sơ sinh là khâu vô cùng quan trọng mà chị em không thể bỏ qua.

Mẹ rất băn khoăn về những vấn đề thị giác xảy ra với đứa con quá đỗi bé bỏng của mình ?? Đừng quá lo lắng, những vấn đề về Mắt của trẻ em thường rất phổ biến và không quá phức tạp để chữa trị.

Bất cứ khi nào em bé tỏ ra khó chịu, mẹ đều lo lắng không biết liệu đó có phải là dấu hiệu của căn bệnh nào hay không. Suy nghĩ đấy luôn thường trực trong tâm trí của mẹ là điều tất yếu, tuy nhiên, phần đa phụ huynh thường quan trọng hóa vấn đề.

Bài viết này sẽ giúp mẹ giảm bớt phần nào những lo lắng về các vấn đề thị giác của bé.

Các triệu chứng phổ biến

Hãy để ý tới từng chi tiết nhỏ về mắt của bé, việc này có thể giúp mẹ phát hiện ra những dấu hiệu nhiễm bệnh sớm nhất:

Mí mắt đỏ: có thể đây là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt

Độ nhạy cảm với ánh sáng: Nếu em bé của mẹ quá nhạy cảm với ánh sáng, có thể là do áp lực trong mắt bị gia tăng.

Nước mắt chảy ra nhiều: Nếu bé khóc thường xuyên, ra nước mắt nhiều, có thể là dấu hiệu của việc ống dẫn nước mắt bị chặn.

Đồng tử mắt màu trắng: Nếu con ngươi của bé xuất hiện đốm màu trắng, có thể đó là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư mắt.

Các vấn đề chung về mắt ở trẻ sơ sinh:

Dưới đây là ba vấn đề thông thường ảnh hưởng đến trẻ:

1. Viêm kết mạc

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh chủ yếu xảy ra do nhiễm virus vi khuẩn hoặc do một ống dẫn nước mắt nào đó bị chặn.

Triệu chứng:

Chảy nhiều nước mắt

Mí mắt bị đỏ và sưng lên.

Mắt bị chảy mủ

Phần trắng của mắt có màu đỏ.

Phương pháp điều trị:

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh: thuốc kháng sinh có tác dụng tấn công các vi khuẩn gây hại trong mắt bé. Thông thườn, một ngày bé phải nhỏ rất nhiều lần cho tới khi khỏi bệnh. Mẹ nên đưa bé đi khám và lấy đơn thuốc từ bác sĩ trước khi nhỏ bất kì loại kháng sinh nào vào mắt bé .

Massage nhẹ nhàng với nước ấm: Massage nhẹ nhàng bằng việc dung miếng vải ấm ấn nhẹ giữa vùng mắt và mũi của bé, việc có thể giải quyết vấn đề nếu bé bị viêm giác mạc do tắc ống dẫn nước mắt. Hãy massage mắt cho bé 2-3 lần mỗi ngày, ống dẫn bị tắc sẽ nhanh chóng thông thoát, đẩy dung dịch mủ trắng hoặc vàng ra ngoài.

Sử dụng nước muối pha loãng: Dùng bông chấm nhẹ vào dung dịch nước muối ấm pha loãng và chấm nhẹ lên mi mắt của bé, mỗi ngày 2-3 lần

2. Mắt lác

Pseudostrabismus ( Mắt lác) là hiện tương một hoặc hai tròng mắt bị xô lệch ra khỏi vị trí định vị, lệch trục nhãn cầu

Triệu chứng:

Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ nhìn về hai hướng khác nhau. Biểu hiện đơn giản nhất mà các bậc phụ huynh có thể tự mình nhận ra là hai mắt lệch nhau.

Phương pháp điều trị:

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị mắt lác không thể chữa trị bằng phương pháp thông thường nào. Tuy nhiên, phụ huynh nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhãn khoa nếu muốn phẫu thuật vì lý do thẩm mỹ.

3. Thị lực kém

Căn bệnh này thường chỉ xảy ra với một mắt của bé, mắt nhiễm bệnh mờ hẳn so với mắt còn lại. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng nếu không được điều trị, một mắt kia sẽ không còn có thể phát triển bình thường được nữa

4. Tắc tuyến lệ

Chứng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Tắc tuyến lệ hay còn gọi là tuyến lệ bị chặn, nghĩa là hệ thống thoát nước ở vùng mắt của bé bị chặn, do đó, những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài, khiến cho đôi mắt của bé trở nên ngập nước. Những ngày đầu mới sinh, thường rất khó để phát hiện ra bé có bị tắc nghẽn tuyến lệ, mà phải đến hơn một tháng tuổi những dấu hiệu mới rõ ràng hơn.

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ

Thông thường, nước được tạo ra từ tuyến lệ đạo, rồi di chuyển trên mắt với sự giúp đỡ của mí mắt, giữ cho đôi mắt được bôi trơn và làm sạch. Khi ta cử động đôi mắt, những giọt nước mắt bị ép vào các ống dẫn ở góc bên trong của mắt, nhờ đó nước mắt thoát ra khỏi mắt nhỏ xuống ống nasolacrimal – là ống dẫn vào phía sau của mũi. Vì vậy khi ống dẫn không được mở hoàn toàn, những giọt nước mắt không thoát ra ngoài sẽ tạo thành hiện tượng tắc tuyến lệ ở các bé.

Cách điều trị:

• Rửa mắt cho bé:

Sử dụng nước sạch, dùng bông gòn thấm nước rồi nhẹ nhàng lau mắt cho bé, lấy hết những ghèn (dử) màu vàng bị dính trên đôi mắt của bé. Nên làm nhiều lần thường xuyên để giữ cho đôi mắt của bé luôn sạch sẽ. Trong khi làm phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận tránh bị viêm nhiễm.Nếu thấy mắt bé xuất hiện những dấu hiệu như đỏ, sưng hay vàng thì chứng tỏ mắt bé đang bị nhiễm trùng Khi đó, cách tốt nhất là đưa con đến gặp bác sĩ.

• Massage tuyến lệ:

Dùng ngón tay (đã được vệ sinh sạch) của bạn massage nhẹ nhàng góc mắt của bé, bắt đầu di chuyển từ góc trong của mí mắt về phía mũi của con. Khi massege sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn, giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và mở chúng ra. Mỗi lần massege như vậy kéo dài trong khoảng từ năm đến mười phút, ít nhất sáu lần một ngày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các bước tiến hành.

• Đưa bé đến bác sĩ:

Nếu những biện pháp trên không có hiệu quả, cách tốt nhất bạn nên đưa con đến khám bác sĩ. Tùy vào tình trạng của từng bé mà bác sĩ có cách điều trị riêng, có thể dùng thuốc hoặc dùng biện pháp thông tuyến lệ.

Những điều mẹ cần thận trọng:

Dưới đây là những việc mà mẹ có thể làm để đẩy lùi căn bệnh này, giúp bé có sự phát triển tốt nhất về thi giác:

Trang trí phòng của bé với một đèn ngủ hoặc đèn mờ.

Thay đổi vị trí ngủ của bé bằng cách thay đổi vị trí của giường cũi mỗi ngày

Sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé

Kích thích mắt bé hoạt động nhiều bằng việc trò chuyện với bé và liên tục thay đổi vị trí, để bé đảo mắt tìm mẹ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật