Triệu chứng và cơ chế gây bệnh sâu răng nên đặc biệt chú ý

Sâu răng là bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người. Streptococcus mutans (S.mutans) - cầu khuẩn gram (+), là một phần của hệ vi khuẩn bình thường trong miệng và góp phần chính trong bệnh sâu răng.

Sự lây truyền

Lây nhiễm S.mutans có thấy ở tất cả mọi lứa tuổi nhưng gặp thường xuyên hơn ở trẻ nhỏ và trẻ em S.mutans có thể lây truyền từ người này sang người khác, từ mẹ sang con. 

Cơ chế gây bệnh

Có 3 yếu tố gây bệnh liên quan tới khả năng gây sâu răng của S.mutans. Đặc tính đầu tiên là việc sản xuất chất glucan bám dính từ đường sucrose, thứ hai là khả năng dung nạp acid và cuối cùng là sản xuất acid lactic từ đường trong thức ăn.

Sự tăng trưởng và chuyển hóa của S.mutans làm thay đổi môi trường của hệ vi sinh vật trong miệng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn khác xâm nhập và tạo mảng bám trên răng. S.mutans là một vi khuẩn có các thụ thể đặc biệt cho phép nó bám vào bề mặt răng dễ dàng hơn các vi khuẩn khác. Sau đó, S.mutans tiết ra men Gtase làm chuyển hóa đường sucrose trong thức ăn thành chất glucan bám dính, không tan. Đây là một bước rất quan trọng vì lớp glucan giúp S.mutans và các vi khuẩn khác tạo thành quần thể đông đúc, bám chắc trên răng và trở thành chất nền của mảng bám răng.

Sau khi bám được vào bề mặt răng S.mutans và các vi khuẩn sinh acid như lactobacillus sẽ chuyển hóa đường glucose thành acid lactic tác động lên răng làm mất Calci của răng dẫn tới sâu răng.

Triệu chứng

Các chấm nhỏ màu trắng xuất hiện trên bề mặt răng gợi ý tới sự có mặt của vi khuẩn S.mutans bám dính. Các chấm trắng này là vùng men răng bị mất khoáng, đây cũng là dấu hiệu chẩn đoán sớm nhất của sự hình thành sâu răng. Khi tổn thương bị mất khoáng thêm nữa, nó trở nên có màu nâu và sẽ tạo ra một lỗ sâu.

Khi men răngngà răng bị phá hủy, lỗ sâu răng ngày càng dễ nhận thấy. Vùng răng bị ảnh hưởng thay đổi màu sắc và trở nên nhạy cảm. Khi sâu răng ăn thủng men răng, các ống ngà thì có thể kích thích tới các dây thần kinh gây đau kết quả là bệnh nhân sẽ bị đau trầm trọng khi tiếp xúc với thức ăn đồ uống nóng, lạnh, ngọt. Nếu răng bị yếu đi do sâu nhiều, bệnh nhân có thể bị gẫy răng. Ngoài ra, khi vi khuẩn đã tiến tới tủy răng cảm giác đau sẽ diễn ra thường xuyên, không dứt. Sâu răng còn gây mùi hôi cho hơi thở, bệnh viêm lợi và rất nhiều biến chứng toàn thân khác.

Lời khuyên của chuyên gia

• Vệ sinh răng miệng đúng cách.

• Kết hợp sử dụng biện pháp miễn dịch sử dụng kháng thể IgY đặc hiệu đối với vi khuẩn S.mutans nhằm hạn chế tối đa tác động của vi khuẩn lên răng.

• Hạn chế ăn đường hoặc các loại thức ăn nhiều ngọt.

• Khám răng định kỳ 6 tháng/lần; lấy cao răng và mảng bám răng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật