Viêm nhiễm hô hấp trong “mùa trở gió” không phải ai cũng biết phòng tránh

Hiện nay, đã qua “đỉnh” dịch của các bệnh nhiễm như: sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM) và viêm màng não. Tuy nhiên, các bệnh liên quan đến hô hấp lại đang gia tăng. Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 và 2 hiện đang phải tiếp nhận hàng trăm ca bệnh mỗi ngày, chủ yếu là viêm tiểu phế quản…

Trong khi các bệnh SXH và TCM giảm thì số bệnh nhi bị bệnh về hô hấp đường tiêu hóa bệnh trái rạ đến khám và điều trị tại BV. Nhi Đồng 1 TP.HCM tăng gần 10% so với tháng trước đó, BS. Lê Bích Liên, Phó Giám đốc BV. Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết (tuy nhiên vẫn còn những ca sốc SXH độ III, IV nhập viện, chủ yếu là bệnh nhi vùng ven và ngoại tỉnh). Ghi nhận tại Khoa hô hấp BV.

Nhi Đồng 1 cho thấy, nơi đây đang có hơn 300 trẻ điều trị nội trú do bị viêm tiểu phế quản viêm phổi và viêm thanh quản Vì quá tải nên tuần qua tại khoa này 2 - 3 trẻ phải nằm chung một giường. Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua là nguyên nhân khiến trẻ nhập viện do bệnh hô hấp tăng, các BS Khoa hô hấp BV này cho biết.

Tại BV. Bệnh Nhiệt Đới, số ca mắc SXH ở người lớn cũng ghi nhận mức giảm đáng kể với vài ca nhập viện mỗi ngày.Trong khi đó, tại Khoa hô hấp của BV. Nhi Đồng 2 trong tuần qua, mỗi ngày tiếp nhận từ 250 - 300 trẻ đến khám bệnh liên quan đến hô hấp. Theo BS. Trịnh Hữu Tùng, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của BV, biểu đồ dịch bệnh liên quan đến hô hấp đã đi lên nhẹ, bắt đầu từ sau thời điểm giữa năm và tăng cao vào tháng 11,12, lúc thời tiết chớm trở lạnh. Ghi nhận tại Khoa hô hấp của BV, số trẻ phải nhập viện điều trị lên tới hàng chục ca mỗi ngày. Hiện các giường bệnh đều kín chỗ, kể cả các khoa dịch vụ, trong đó, chủ yếu là bệnh nhi mắc viêm tiểu phế quản Tại khoa nhiễm các bệnh như SXH, TCM và viêm màng não cũng đã giảm vì vừa qua thời điểm “đỉnh” dịch. Tuy nhiên, các bệnh liên quan đến tiêu hóa vẫn có số lượng khám và nhập viện cao.

Theo điều dưỡng Đỗ Thị Thúy Hằng, Khoa hô hấp BV. Nhi Đồng 2 nhiễm trùng do virus gây ra tắc nghẽn chủ yếu ở các tiểu phế quản. Hội chứng lâm sàng của bệnh là ho khò khè khó thở thở nhanh, co lõm ngực Bệnh thường gặp trẻ dưới 2 tuổi (đặc biệt là 3 - 6 tháng) vào mùa đông và đầu mùa xuân. Bệnh khởi phát 2 – 3 ngày với triệu chứng nhẹ hắt hơi chảy nước mũi ho ít, sốt nhẹ nhưng có thể trở nặng sau 3 - 5 ngày khi ho nhiều, khò khè, thở nhanh khó thở bỏ bú hay bú kém hoặc sốt cao, quấy, li bì... Dấu hiệu bệnh nặng cần nhập viện là khi trẻ bị mất nước phải sử dụng cơ hô hấp phụ, thở co lõm, thở nhanh, dốc. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng suy hô hấp viêm phổi xẹp phổi viêm tai giữa

Các bậc phụ huynh nên giữ ấm và vệ sinh cho trẻ tại nhà cũng như ra ngoài đường. Lưu ý tránh bụi bặm và khói thuốc cho trẻ. “Khi trời trở lạnh, các ông bố thường rít điếu thuốc cho ấm nhưng không ngờ đã làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh hô hấp vì miễn dịch hô hấp của trẻ yếu hơn trong thời tiết giao mùa trở lạnh”, điều dưỡng Thúy Hằng cho biết.

Bệnh viêm tiểu phế quản đa số nhẹ nên có thể chăm sóc tại nhà. Các BS khuyến cáo khi trẻ có dấu hiệu bệnh cần có chế độ chăm sóc trẻ bằng cách cho ăn uống đầy đủ, dùng thuốc hạ sốt thuốc ho dạng thảo dược làm thông thoáng mũi bằng cách cho trẻ tập thở vật lý trị liệu Chú ý cho trẻ uống thật nhiều nước và luôn theo dõi để nhận biết dấu hiệu nặng và đưa trẻ nhập viện.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật