Xẹp phổi là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị xẹp phổi

Xẹp phổi là gì?

Xẹp phổi là tình trạng phổi hoặc thùy phổi xẹp hoàn toàn hoặc một phần, xuất hiện khi các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi bị xẹp. Đây là một biến chứng hô hấp sau phẫu thuật.

Xẹp phổi cũng có thể là một biến chứng của các vấn đề hô hấp khác bao gồm cả xơ nang hít phải các vật lạ các khối u phổi, dịch trong phổi, hô hấp yếu và chấn thương ngực

Xẹp phổi là tình trạng thùy phổi xẹp một phần hoặc hoàn toàn

Xẹp phổi là tình trạng thùy phổi xẹp một phần hoặc hoàn toàn

Triệu chứng thường gặp

Xẹp phổi có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh có thể bao gồm:

- Khó thở

- Thở nhanh, nông

- ho

Nguyên nhân gây xẹp phổi

Nguyên nhân thường gặp

- Xẹp phổi có thể là kết quả của tình trạng tắc nghẽn đường thở hay áp lực từ bên ngoài phổi

- Hầu như tất cả những người từng phẫu thuật đều mắc phải tình trạng xẹp phổi do gây mê. Gây mê thay đổi cách bạn hô hấp và sự hấp thu các chất khí cũng như áp lực, điều này có thể khiến cho các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi bị xẹp ở mức độ nào đó. Những người sau khi được phẫu thuật tim thường rất dễ bị xẹp phổi.

- Chất nhầy: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra xẹp phổi là tình trạng tích tụ chất nhầy trong đường hô hấp, thường xảy ra trong và sau khi phẫu thuật vì bạn không thể ho. 

- Vật thể lạ. Xẹp phổi là tình trạng phổ biến ở trẻ em khi hít vào một vật lạ, chẳng hạn như đậu phộng hoặc một phần đồ chơi nhỏ vào phổi

- Hẹp đường hô hấp: nhiễm trùng mạn tính bao gồm cả nhiễm nấm, lao và các bệnh khác, có thể gây sẹo và làm hẹp đường hô hấp chính

- khối u trong đường hô hấp chính: Tình trạng tăng trưởng bất thường có thể làm hẹp đường hô hấp

- cục máu đông Điều này chỉ xảy ra nếu có nhiều máu chảy vào phổi nhưng bạn không thể ho ra.

Các bệnh lý như tràn khí màng phổi gây xẹp phổi

Các bệnh lý như tràn khí màng phổi gây xẹp phổi

Nguyên nhân có thể gây xẹp phổi không tắc nghẽn bao gồm:

- Chấn thương. Chấn thương ngực, ví dụ té ngã hoặc tai nạn xe hơi, khiến bạn không dám thở sâu (do đau), vì có thể dẫn đến đè nén phổi

- Tràn dịch màng phổi: Đây là sự tích tụ dịch giữa các mô lót phổi (màng phổi) và bên trong thành ngực

- viêm phổi: Các loại viêm phổi khác nhau, nhiễm trùng phổi, có thể gây xẹp phổi tạm thời

- Tràn khí màng phổi: Khí rò rỉ vào không gian giữa phổi và thành ngực, gián tiếp gây ra xẹp một phần phổi hoặc hoàn toàn

- Sẹo mô phổi. Sẹo có thể được gây ra bởi chấn thương bệnh phổi hoặc phẫu thuật. Trong những trường hợp này, xẹp phổi không nghiêm trọng như những tổn thương mô phổi do sẹo gây ra

- Khối u: Một khối u lớn có thể ép và làm xẹp phổi, chứ không làm tắc nghẽn đường dẫn khí.

Phòng và điều trị xẹp phổi theo từng độ tuổi

Phòng và điều trị xẹp phổi theo từng độ tuổi

Điều trị tình trạng xẹp phổi

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Xẹp phổi ở trẻ em thường được gây ra bởi tình trạng tắc nghẽn trong đường thở. Để giảm nguy cơ xẹp phổi, bạn nên đặt các vật nhỏ ra khỏi tầm với trẻ em

- Ở người lớn, xẹp phổi thường xảy ra sau khi phẫu thuật: Nếu bạn đang chuẩn bị phẫu thuật, hãy tham khảo bác sĩ về việc làm thế nào để giảm nguy cơ xẹp phổi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật