Bệnh ho gà mùa thu đông, nguy hiểm và có thể gây tử vong

Bên cạnh sốt phát ban dạng sởi thì ho gà là bệnh đang có nguy cơ bùng phát tại miền Bắc trong thời điểm giao mùa này.

Bệnh ho gà có khả năng bùng phát thành dịch

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng thực tế nhiều người còn chủ quan.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội trong tuần đầu tháng 11/2017, tỉnh đã ghi nhận 3 trường hợp mắc ho gà, nâng số ca mắc bệnh năm nay là 122 trường hợp, trong đó có 1 trường hợp tử vong Theo nhận định, bệnh có xu hướng tăng trong thời gian giao mùa và có thể gây nguy hiểm nếu không được chú ý.

Ngay đầu năm nay, nhiều trẻ nhỏ đã phải nhập viện vì biến chứng nặng của bệnh ho gà. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2017 bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận 50 trẻ mắc ho gà, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2016. Có những trẻ phải thở máy, thậm chí có trẻ đã tử vong.

Nhận định về bệnh ho gà, TS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên sẽ mất nhiều thời gian điều trị cũng như phải đối diện với nguy cơ biến chứng cao.

Cũng theo TS Nguyễn Văn Lâm dấu hiệu bệnh ho gà không thực sự rõ nên nhiều phụ huynh nhầm lẫn với các bệnh khác và chủ quan, từ đó chỉ đưa trẻ đến viện khi bệnh đã trở nặng, gây khó khăn trong việc chữa trị.

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (ảnh minh họa)

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (ảnh minh họa)

Triệu chứng bệnh ho gà thường gặp là những cơn ho đặc biệt. Thời kỳ ủ bệnh khoảng 1-2 tuần với biểu hiện sốt nhẹ hắt hơi chảy nước mũi đỏ mắt và ho liên tục thường về đêm. Đây là khoảng thời gian mầm bệnh dễ lây lan. Càng ngày trẻ sẽ ho nhiều hơn, liên tiếp cho tới khi ra đờm trắng như lòng trắng trứng gà. Việc ho này khiến trẻ mệt mỏi mất sức, thậm chí mệt lả. Ho gà sẽ đặc biệt nguy hiểm khi bội nhiễm gây viêm phổi viêm phế quản phổi

Phòng chống ho gà một cách chủ động

Theo PGS.TS. Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương, phần lớn trẻ mắc bệnh chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ liều.

Thực tế, trẻ càng nhỏ tuổi bệnh diễn biến càng nặng và có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Trẻ khi sinh ra từ các bà mẹ không có kháng thể phòng bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ nhận được kháng thể từ mẹ.

Do đó, tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để phòng ho gà cho trẻ.

Bộ Y tế khuyến cáo cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà (vắc-xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu ho gà, uốn ván - DTP hoặc vắc-xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu uốn ván, ho gà virus viêm gan B và Haemophilus influenzae type b – Quinvaxem) đúng lịch và đủ liều. Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi; mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 1 tháng; mũi thứ 3 sau mũi thứ hai 1 tháng; mũi thứ 4 khi trẻ 18 tháng tuổi.

Dạy trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày. Môi trường sống và sinh hoạt học tập của trẻ phải thông thoáng, sạch sẽ. Nếu trẻ có dấu hiệu nghi ho gà, cần cho trẻ nghỉ học, cách ly và khám tại bệnh viện, đặc biệt nếu đang ở vùng dịch ho gà.

Ngoài ra phụ nữ mang thai có thể chủ động tiêm phòng ho gà để tăng cường miễn dịch cho trẻ sau sinh. Theo Cục Y tế dự phòng, vắc-xin có thành phần ngừa ho gà (ngoại trừ loại phối hợp 3, 4, 5, 6 trong 1 dành cho trẻ em) có thể tiêm cho phụ nữ mang thai ở tuần thứ 20. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên tiêm phòng trước khi mang thai

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật