Cảnh báo tình trạng trẻ sơ sinh nguy kịch, thậm chí khiến tử vong chỉ vì việc làm hàng ngày của người lớn

Phụ nữ mới sinh tâm trạng sẽ có nhiều yếu tố tác động, mà gặp phải tình trạng con bị bệnh “trên trời rơi xuống” kiểu này chắc điên mắc các chị ạ. May là ngày đó em kiên quyết, chứ không con em cũng có thể trở thành nạn nhân tiếp theo rồi.

Sáng nay em tình cờ lên mạng đọc thông tin chia sẻ của các bà mẹ bỉm sữa về cách chăm con, em vừa đọc được một câu chuyện này, thấy sợ quá các mẹ ạ.

Em nhớ lúc em gần sinh, các chị hay chia sẻ với em nhiều thông tin về cách chăm con đúng cách và một trong những lưu ý đó là không cho người khác hôn con khi đến thăm. Vì trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, tiếp xúc nhiều người lạ rất dễ khiến bé nhiễm bệnh Nên lúc em sinh xong đến nay đã gần 3 tháng mà chưa cho con ra mắt họ hàng và không cho ai đến thăm khi con em đủ 3 tháng.

Cách giấu con tốt nhất là lúc em sinh, ngoài 2 bên nhà Nội, Ngoại của bé thì em không thông báo cho ai hết. Lễ đầy tháng cũng diễn ra khá đơn giản với ông bà Nội, Ngoại và cô dì của cháu (anh chị em của em và chồng). Mấy tháng “giấu” con của em cũng khá thoải mái vì mẹ chồng cũng thấu hiểu và cũng không muốn cháu nội tiếp xúc với người lạ khi còn quá nhỏ.

Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể trẻ sơ sinh đều cần được chăm sóc cẩn thận

Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể trẻ sơ sinh đều cần được chăm sóc cẩn thận

Riêng cô, dì, chú, bác 2 bên thì lại tỏ ra không hài lòng, bảo mẹ chồng cưng chiều quá nên em “làm giá”, coi thường người lớn sinh con mà cũng không báo cho ai biết. Khi nghe vậy em cũng buồn nhưng nếu bảo vệ được con mình an toàn thì sao em cũng chịu.

Sáng nay, em đọc thêm bài báo này và tự thấy quyết định của mình là đúng đắn các chị ạ. Đó là câu chuyện của một mẹ bỉm sữa khác để các chị em rút kinh nghiệm và không mắc phải sai lầm như chị nữa.

Theo người mẹ này cho biết, chị ấy cũng không cho người ngoài đến thăm con khi bé chưa được 3 tháng tuổi, nhưng chị không thể kiễm soát được hết và thỉnh thoảng có một vài người đến thăm. Chị không muốn cho họ hôn con mình, nhưng vẫn có nhiều người đã hôn bé mà chị không hề hay biết.

Và thật không may, bé bắt đầu có triệu chứng giống như phát ban đỏ. Với sự nhạy cảm của người mẹ, chị đã nhận ra điều bất thường và nhanh chống đưa con đi khám tại 5 bác sĩ ở 3 thành phố khác nhau trong vòng 4 ngày. Tất cả họ đều nói là không có gì và họ có thể chữa được.

Nhưng chị ấy không chập nhận kết quả đó khi vết đỏ trên ngón chân cái con chị ngày một nghiêm trọng hơn. Từ một vết đỏ nhỏ bắt đầu lan rộng ra nhanh và phồng rộp lên.

Ngày hôm sau, mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn khi chỗ phồng rộp trên ngón chân càng lan rộng, chị đã nổ lực làm mọi cách để ngăn chặn tình trạng này nhưng đành bất lực. Trong khi 3 vị bác sĩ đầu tiên nói với chị rằng họ không biết chính xác bằng cách gì mà con chị lại mắc phải căn bệnh này. Nhưng một bác sĩ khác cho rằng con chị bị lây nhiễm virut Herpes loại 1, một bệnh thường xuất hiện ở tay và trong miệng.

Virut Herpes simplex (HSV) có thể gây nên nhiễm khuẩn da cấp tính và biểu hiện mụn nước thành nhóm trên nền da đỏ. Hiếm khi virut này gây nên bệnh trầm trọng và có thể ảnh hưởng tổn hại đến thai nhi Bệnh tái phát và thường xuất hiện tại vị trí cũ hoặc gần đó. Herpes ở môi phổ biến nhất gây bởi HSV loại 1, ngược lại, Herpes sinh dục thường gây bởi HSV loại 2.

Herpes ở trẻ sơ sinhbệnh herpes xảy ra ở nhũ nhi và vẫn là bệnh rất dễ lây. Đôi khi herpes sơ sinh ảnh hưởng đến mắt, miệng và da và hầu hết trẻ sẽ hồi phục nhờ thuốc kháng virus. Tuy nhiên bệnh sẽ nghiêm trọng nếu lan sang các cơ quan chức năng và 1/3 số trẻ này sẽ không qua khỏi kể cả đã được điều trị.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm virus herpes nếu người mẹ bị herpes sinh dục lần đầu tiên trong vòng 6 tuần cuối của thai kỳ và sinh qua ngả âm đạo. Nguy cơ này sẽ giảm đi nếu người mẹ bị herpes một khoảng thời gian trước khi mang thai Virus herpes cũng có thể lây lan khi một người bị bệnh lở miệng hôn trẻ sơ sinh hoặc người mẹ cho con bú khi bị herpes ở vùng ngực.

Các dấu hiệu của herpes sơ sinh là: mệt mỏi, không chịu ăn, người bệu không chắc, sốt, khóc thét khó thở hoặc thở gằn, lưỡi và da xanh, nổi ban…

Mặc dù con của chị không có dấu hiệu này ở 2 vị trí trên nhưng chị vẫn quyết định đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng. Ở đó, bác sĩ cho biết con chị bị một người nhiễm virut mụn rộp ở miệng hôn nên bị lây nhiễm. Rất có thể người này đã đặt tay vào miệng, sau đó chạm vào chân của bé và trên ngón chân của bé đã có 1 vết căn nên bị lây nhiễm.

Herpes chính là thủ phạm gây nhiều bệnh ở trẻ sơ sinh

Herpes chính là thủ phạm gây nhiều bệnh ở trẻ sơ sinh

Những mụn nước ở ngón chân của bé đã bị lỡ loét và gây ra đau đơn rất nhiều. Cũng may mắn sau 3 tuần tích cực điều trị thì bé cũng khỏi, nhưng qua vụ việc lần này, người mẹ trẻ muốn nhắc nhỡ những người cho rằng nụ hôn của mình không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.

Đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virus Herpes đây các mẹ ạ. Đã có 1 vài trường hợp trẻ tử vong do nhiễm bệnh từ nụ hôn của người lớn. Trước đó, tháng 11/2014, một em bé người Úc cũng đã đột ngột tử vong sau khi mới chào đời được một tuần. Nguyên nhân cũng được xác định là do bé nhiễm virus Herpes từ một nụ hôn của ai đó bị loét miệng

Hay trường hợp của một cô bé người Anh đã bị phù não rơi vào trạng thái nguy kịch sau khi một người bạn của bố mẹ đến thăm và hôn bé vào tháng 5/2016. Rất may, cô bé đã được cấp cứu kịp thời và may mắn thoát khỏi cửa “tử thần”. Tuy nhiên, sau khi xuất viện về nhà, bé vẫn hay quấy khóc và có dấu hiệu chậm phát triển hơn bình thường.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo, nên hạn chế cho người lạ, kể cả người thân trong gia đình bế và hôn trẻ trong khoảng 1-2 tháng sau khi chào đời, vì đây là khoảng thời gian cơ thể trẻ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc bệnh. Khi muốn bế hoặc hôn trẻ, người lớn cần phải rửa tay sạch sẽ và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm hoặc các bệnh ngoài da, bệnh răng miệng…

Trong trường hợp sau khi được người lớn hôn, trẻ có các triệu chứng sốt đau họng mệt mỏi bú kém, quấy khóc, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật