Chàm - Triệu chứng, điều trị và cách phòng chống bệnh

Chàm là bệnh da phổ biến và thường gặp, có trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, bệnh chàm chiếm 25% tổng số bệnh ngoài da. Chàm không là bệnh nguy hiểm gây chết người nhưng nếu ai bị chàm (kể cả trẻ nhỏ và người lớn) thì đều có cảm giác chung là khó chịu, ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ và sinh hoạt thường nhật. Chàm là một bệnh da không lây truyền, ngứa, viêm. Nó có thể là cấp, bán hay mạn tính.

Biểu hiện của bệnh

Triệu chứng dễ thấy và điển hình là người bệnh thấy ngứa, xuất hiện mụn nước bệnh tiến triển thành từng đợt, dai dẳng hoặc tái phát. Trong giai đoạn cấp tính, chàm đặc trưng bởi hồng ban, phù, xuất tiết thanh dịch giữa các tế bào thượng bì và thâm nhiễm viêm ở lớp bì, chảy dịch, tạo nang và đóng vảy. Giai đoạn mạn tính có hiện tượng lichen hoá hoặc dày sừng hoặc cả hai, bong da, tăng hoặc giảm sắc tố hoặc cả hai. Ở trẻ nhỏ trẻ sơ sinh biểu hiện ban đầu là da khô tróc vảy nhẹ và đôi khi có dày sừng lỗ chân lông sau đó xuất hiện các mụn nước li ti. Thông thường tổn thương thường  xuất hiện ở các nếp gấp của tứ  chi.

Chàm có thể phòng ngừa được.

Chàm có thể phòng ngừa được.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố là cơ địadị ứng nguyên cơ địa thì có thể do gia đình bệnh nhân có người bị chàm dị ứng nguyên là do người bệnh dùng các thuốc hay gây phản ứng phụ, do ngành nghề, dùng mỹ phẩm nước hoa thuốc nhuộm tóc ăn các thực phẩm gây kích ứng...

Nguyên tắc điều trị

Quan trọng là không để cho vùng da bị chàm chịu tổn thương nặng hơn nên phải tìm được phản ứng nguyên là điều quan trọng nhất. Các vết chàm thường khô và ngứa nên phải dùng kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da dạng kem hoặc nước để giữ độ ẩm cho da. Cách tốt nhất là bôi thuốc sau khi tắm và trước khi đi ngủ để lúc đó đảm bảo da sạch sẽ hoàn toàn. Chế độ ăn cũng cần phải tuân thủ khi mắc bệnh.

Đối với trẻ em việc điều trị các vết chàm thường khó khăn hơn so với người lớn, vì thế cầm phải dùng các thuốc đúng theo đơn của bác sĩ. Tại chỗ rửa bằng nước muối sinh lý thuốc tím 1% nước ép hoa quả (dưa gang bí đao rau má lá khế) sau đó ta dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết như eosin, milian nitrat bạc 0,25% -2%.

Phòng bệnh như thế nào?

Để phòng bệnh chàm không khó. Sau khi loại trừ các yếu tố như tiền sử gia đình có người mắc, bản thân có cơ địa dị ứng thì nên thực hiện các nguyên tắc phòng bệnh sau:

- Khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh.

- Phải thường xuyên rèn luyện thân thể để có một cơ thể khoẻ mạnh, kết hợp với dinh dưỡng tốt, hạn chế dùng rượu bia các chất kích thích

- Tránh tiếp xúc và dùng hoá chất như sơn móng tay nhuộm tóc nhuộm da... các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, các loại mốc, lông thú vật; tránh ăn các thực phẩm mà mình bị dị ứng như hải sản...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật