Chớ chủ quan với các bệnh trẻ có nguy có mắc dịp Tết

Các bậc cha mẹ cần hết sức cảnh giác trong việc bảo vệ sức khỏe cho bé. Dưới đây là một số vấn đề trẻ dễ mắc phải những dịp đón Tết mà cha mẹ cần ghi nhớ.

Các bệnh về tiêu hóa

Tiêu chảy táo bón đau bụng là những bệnh không hiếm gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong Tết. Trong những ngày này, trẻ thường không chỉ bị xáo trộn thời gian ăn uống mà còn ăn rất nhiều thứ khác nhau mà cha mẹ khó kiểm soát hết. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trong đó, chứng tiêu chảy cấp cần được cha mẹ hết sức lưu ý. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng, không hấp thu được chất dinh dưỡng và suy giảm hệ miễn dịch Nếu trẻ có triệu chứng đi đại tiện nhiều lần (trên 3 lần/ngày), phân loãng thì cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay để được chữa trị kịp thời.

Các bệnh về hô hấp

Vấn đề về hô hấp của trẻ không hề kém phổ biến so với tiêu hóa trong dịp Tết cảm lạnh là một trong những bệnh dễ mắc nhất. Khi bị cảm lạnh trẻ thường có triệu chứng như ngứa họng sổ mũi hắt hơi sốt nhẹ mệt mỏi chán ăn khò khè, chảy nhiều nước mũi. Càng kéo dài, triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.

Hen suyễn cũng là căn bệnh cần phải lưu tâm. Khi bị bệnh, bé sẽ thở khò khè thường ho nhiều vào nửa đêm và gần sáng. Thời tiết lạnh mưa phùn, tiếp xúc với nhiều khói bụi cộng thêm việc du xuân về muộn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh hô hấp ở trẻ em.

Các bệnh lây truyền

Dịp Tết, trẻ được tiếp xúc với rất nhiều người, ở nhiều môi trường khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh lây lan sang trẻ. Đơn giản từ các bệnh như cúm cho đến các bệnh nguy hiểm hơn như tay - chân - miệng. Cha mẹ nên cho trẻ tránh tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh hoặc có dấu hiệu bị các bệnh lây truyền để giảm tối đa khả năng trẻ bị nhiễm vi-rút gây bệnh.

Ngộ độc thức ăn

Hệ tiêu hóa của trẻ em chưa được phát triển hoàn thiện, rất nhạy cảm với độc tố trong thức ăn và sức đề kháng còn non nớt. Tết là dịp 'hội ngộ' của rất nhiều loại thức ăn từ tươi sống, mới chế biến, nấu nhiều lần thực phẩm khô, đồ ăn chế biến sẵn... và rất có thể một trong những thực phẩm đó có chứa độc tố hoặc bị nhiễm khuẩn Đó là lý do dẫn đến số trường hợp trẻ bị ngộ độc thức ăn tăng vọt vào dịp Tết.

Triệu chứng thường gặp là trẻ bị đau quặn bụng, nôn ói nhiều lần tiêu chảy trong vòng 6 giờ sau khi trẻ ăn. Cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể, số lần nôn ói, đại tiện. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu trẻ sốt cao, phân có máu, nôn nhiều chướng bụng hoặc tình trạng bệnh kéo dài trên 2 ngày.

Bỏng

Dịp Tết bận rộn, đôi khi cha mẹ lơ là trông nom trẻ dẫn đến nguy cơ trẻ bị bỏng tăng cao. Trẻ em dễ bị bỏng do nước sôi, canh nóng, pô xe máy, nồi lẩu... Da trẻ còn non nớt nên những vết bỏng có thể gây tổn thương sâu, khó lành, thậm chí nhiễm trùnghoại tử

Cha mẹ cần chú ý để những vật dụng dễ gây bỏng tránh xa tầm với của trẻ, luôn để mắt khi trẻ chơi một mình. Bên cạnh đó cũng nên nhắc nhở để trẻ không tùy tiện tiếp xúc với những vật dụng đó.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật