Dấu hiệu kiết lỵ ở trẻ và những nguyên nhân gây bệnh

Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùngruột già do một loại amíp hoặc do vi khuẩn Shigella gây ra. Đa phần bệnh không có không dấu hiệu rõ ràng mà chủ yếu biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài. Tuy nhiên, việc nhận biết được dấu hiệu kiết lỵ ở trẻ là một trong những việc làm quan trọng nhất giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả hơn.

Phát hiện sớm dấu hiệu kiết lỵ ở trẻ

Kiết lỵ ở trẻ em là bệnh thường lây truyền qua phân khi người thân trong gia đình bị bệnh nhưng đi đại tiện không rửa tay khi lấy thực phẩm cho bé ăn hay mua phải thực phẩm không sạch có nhiễm shigella. Ngoài ra, các bác sĩ cũng chỉ ra được, trẻ thường thích chơi với súc vật, sờ vào lông, rồi đưa tay vào miệng... cũng rất dễ mắc bệnh kiết lỵ do vi khuẩn có trong phân động vật.

- Đau bụng, thường là đau quặn theo cơn, kèm theo sốt và ớn lạnh.

- tiêu chảy trong phân có thể có dịch nhầy và mủ.

Cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiệu đau bụng ở trẻ

Cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiệu đau bụng ở trẻ

- Trong một số trường hợp, các dấu hiệu kiết lỵ ở trẻ có thể kéo dài trong vài tuần, nhưng thường chỉ kéo dài vài ngày amip có thể tiếp tục sống trong bụng trẻ ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất, tăng khả năng tái phát khi miễn dịch của trẻ bị suy giảm.

- Ðau bụng thường ở manh tràng (hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng (dễ lầm với loét dạ dày).

- Phân nhày máu, số lượng phân không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

- Rối loạn về đại tiện: Trẻ em mắc bệnh thường đi đại tiện rất nhiều lần, tuy nhiên, mỗi lần thường ra rất ít phân hoặc thậm chí không có phân. Bên cạnh đó, trẻ thường rất khó đại tiện nhưng mót rặn nhiều gây đau rát hậu môn

- Tính chất của phân: Phân thường rất ít, dạng lỏng lẫn với chất nhầy niêm dịch mủ nhầy, máu tươi, máu lẫn niêm dịch, bọt và hơi; có khi chỉ có máu và niêm dịch không có phân. Trẻ thường đi đại tiện rất nhiều lần, tuy nhiên, mỗi lần thường ra rất ít phân

- Đau và mót rặn: Mỗi lần đi đại tiện bệnh nhân thường thấy đau quặn từng cơn ở dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng đại tràng sigma và trực tràng kèm theo đau có phản xạ mót rặn, đau buốt mót rặn ở hậu môn bắt người bệnh phải đại tiện ngay. Sau khi đại tiện thì đau và mót rặn hết, trong 1 ngày có rất nhiều cơn, gây nên đại tiện nhiều lần.

Đau và mót rặn là những dấu hiệu kiết lỵ ở trẻ

Đau và mót rặn là những dấu hiệu kiết lỵ ở trẻ

Các dấu hiệu kiết lỵ ở trẻ khác:

- Trẻ em mắc bệnh kiết lỵ có thể sốt nhẹ, có thể không, nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Sốt cao nếu là do shigella.

- Triệu chứng tiêu hoá: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có những dấu hiệu như nôn, sôi bụng, bán tắc ruột…

- Dấu hiệu kiết lỵ ở trẻ toàn thân: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có dấu hiệu, nhiễm khuẩn, suy mòn…

Nguyên nhân

- Nhiễm trực khuẩn Shigella là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh kiết lỵ Do quá trình vệ sinh kém, trẻ bị lây mầm bệnh từ thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh. Lỵ amip thường được gây ra bởi amip Entamoeba histolytica. Nguyên nhân là do sử dụng thực phẩm và nguồn nước mang mầm bệnh hoặc thực phẩm và nguồn nước nhiễm khuẩn và lây nhiễm từ người bệnh.

- Ngoài ra, bệnh kiết lỵ xảy ra ở trẻ do một số nguyên nhân khác như:

- Do tiếp xúc với thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo).

- Do ăn phải thức ăn bị ruồi mang mầm bệnh xâm nhập

- Không đảm bảo vệ sinh chân tay trước khi ăn, bào nang vi khuẩn dính dưới móng tay xâm nhập vào cơ thể do đường ăn uống

Bệnh kiết lỵ rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, do vậy, bố mẹ cần nhận biết dấu hiệu kiết lỵ ở trẻ  tạo cho bé một môi trường sống sạch sẽ, không ăn thực phẩm bẩn và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi trong nhà để bảo vệ bé tốt nhất trước nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóahô hấp trong đó có bệnh kiết lỵ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật