Khi trẻ nhỏ đau bụng khi nào cha mẹ cần đưa tới bệnh viện

Đau bụng là lý do phổ biến khiến phụ huynh đưa con em mình đến bệnh viện. Nhưng cần phải phân biệt đau bụng khi nào là nguy hiểm và cần phải gặp bác sĩ.

Đau bụng là lý do phổ biến khiến phụ huynh đưa con em mình đến bệnh viện Nhưng nguyên nhân gây đau bụng có rất nhiều và cơn đau bình thường với cơn đau có thể đe dọa tính mạng trẻ thường rất khó phân biệt. Nhưng quan trọng là phụ huynh và người trông trẻ phải phân biệt được đâu là đau bụng cần phải cấp cứu và đâu là những cơn đau bụng không cần phải cấp cứu.

Nguyên nhân nào gây nên chứng đau bụng ở trẻ?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị đau bụng như nhiễm virut hoặc vi trùng ngộ độc thức ăn bội thực, thức ăn sinh hơi gây chướng bụng khó chịu tạm thời như nước ngọt có gas. Hay như bị viêm ruột thừa tắc ruột lồng ruột và thượng vị ruột... Và một vài nguyên nhân khác cũng có thể khiến bé bị đau bụng.

Đối với trẻ bị đau bụng nên phân biệt theo nhóm tuổi để xác định nguyên nhân đau như nếu bé nhà bạn dưới 2 tuổi thì bệnh đau bụng tường xuất phát từ lồng ruột xoắt ruột thoát vị nghẹt, chấn thương, nhiễm trùng tiểu.

Đối với nhóm trẻ 2-5 tuổi thường xuất phát từ nguyên nhân tắc ruột nhiễm trùng tiểu viêm phổi thùy táo bón

Và trẻ trên 5 tuổi: viêm ruột thừa giun chui ống mật viêm đường mật viêm gan viêm tụy viêm hạch mạc treo viêm loét dạ dày tá tràng viêm phúc mạc ban xuất huyết scholein Henoch.

Bé gái vị thành niên cần quan tâm đến nguyên nhân: đau bụng giữa kỳ kinh viêm phần phụ chửa ngoài tử cung

Bệnh đau bụng ở trẻ thường biểu hiện như thế nào?

Triệu chứng đau bụng thường gặp khó khăn với trẻ nhỏ chưa biết nói vì các bé không thể cho bạn biết trẻ bị đau ở đâu và đau như thế nào, nhưng với trẻ lớn hơn các bé có thể nói bé bị đau bụng vùng nào và đau ra sao.

Bạn chỉ có thể quan sát mặt và và biểu hiện đau đớn của trẻ như trẻ nhỏ có thể sẽ khóc, vẻ mặt biểu hiện sự đau đớn và cuộn người lại. Đối với trẻ lớn các bé có thể chỉ cho bạn cơn đau vậy bạn nên hỏi chúng về cảm nhận cơn đau.

Bạn nên chú ý tới độ dài cơn đau của trẻ. Khi cơn đau không kéo dài quá lâu chỉ khoảng 12 - 24 giờ chủ yếu là do bé bị đầy hơi nên không cần quá lo lắng, nếu cơn đau kéo dài hơn 24h bạn cần đưa bé tới cơ sở ý tế để khám bệnh.

Thông thường khi bạn hỏi bé là đau ở đâu, hầu hết các bé đều chỉ vào vùng rốn. Nếu cơn đau xuất hiện ở những vùng khác cần chú ý nhiều hơn, đặc biệt là những cơn đau ở vùng thấp phía dưới bên phải bụng. Đau ở vùng đó có thể do viêm ruột thừa, chỉ loại bệnh này khi có bằng chứng do nguyên nhân khác.

Nếu bạn thấy biểu hiện của bé trông có vẻ rất mệt mỏi kèm với dáng vẻ đang đau đớn, nét mặt tái nhợt và vã mồ hôi bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện Thông thường các bé đau bụng thường đi kèm với nôn ói. Nhưng nếu bé nôn ói kéo dài trên 24 giờ bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

Chăm sóc trẻ bị đau bụng như thế nào?

Phụ huynh và người trông trẻ nên theo dõi cẩn thận hãy để cho bé nghỉ ngơi và nằm với tư thế mà bé cảm thấy thoải mái nhất. Cho trẻ uống nhiều nước để bù nước và điện giải do quá trình nôn, nhưng nên chia làm nhiều lần không nên cho uống nhiều ngay một lúc.

Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, loãng tránh uống sữanước ép trái cây nước tăng lực nếu trẻ có kèm theo tiêu chảy Dần mới cho bé ăn đặc trở lại, có thể cho trẻ ăn thêm chuối

Nếu bé nhà bạn cần phải dùng đến thuốc bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về cho bé dùng và tránh aspirin

Khi trẻ bị đau bụng tốt nhất bạn nên chăm sóc và quan sát trẻ, nếu thấy có biểu hiện tăng nặng bạn nên nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật