Nguy cơ trúng độc khi cho trẻ ăn mật ong cha mẹ nên chú ý

Với hệ thống đường ruột chưa được hoàn thiện, còn non nớt và dễ nhạy cảm của trẻ nhỏ, mật ong không phải là thực phẩm an toàn.

Trẻ dễ trúng độc vì mật ong

ThS.BS. Dzoãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho hay mật ong rất bổ dưỡng với nhiều vitamin B1, B2 đường glucose đường fructoze, nhiều loại a-xít hữu cơ và các nguyên tố vi lượng có ích cho sức khỏe của con người.

Tuy nhiên, với hệ thống đường ruột chưa được hoàn thiện, còn non nớt và dễ nhạy cảm của trẻ nhỏ mật ong không phải là thực phẩm an toàn. Bởi trẻ có thể bị nhiễm khuẩn botulinum từ thực phẩm này.

Bác sĩ Tường Vi cho hay, trong bụi đường và trong đất thường có vi khuẩn otulinum. Quá trình đi lấy phấn hoa, có thể ong đã mang theo phấn hoa và mật có nhiễm loại vi khuẩn này về. Do đó, khi chúng ta cho trẻ ăn mật ong vô tình có thể đưa độc tố vào cơ thể trẻ. Các biểu hiện trúng độc ở trẻ như bị táo bón kéo dài, tiếng khóc yếu, khả năng mút sữa yếu khó thở thậm chí là bại liệt

Ngoài ra, vẫn theo bác sĩ Tường Vi mật ong còn chứa nhiều thành phần có thể gây kích thích dậy thì sớm Do đó, bác sĩ Tường Vi khuyến cáo, tốt nhất bạn không nên dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi.

Trẻ dễ bị trúng độc khi ăn mật ong vì hệ tiêu hóa còn non nớt (Ảnh: Internet)

Trẻ dễ bị trúng độc khi ăn mật ong vì hệ tiêu hóa còn non nớt (Ảnh: Internet)

Mật ong + B1 = sai lầm

Mật ong trộn B1 là 'sản phẩm tự chế' của rất nhiều mẹ hiện nay nhằm trị chứng biếng ăn cho con. Không ít người sau khi dùng cách này đã vui mừng vì con ăn ngon hơn trước. Giải thích lý do, bác sĩ Tường Vi cho hay B1 có tác dụng chuyển hoá chất bột, gluxít, a-xít béo, kích thích tiêu hóa nên khiến trẻ ăn tốt hơn. Có thể lúc này, cơ thể trẻ được bù đắp lượng vitamin B1 đang thiếu.

Tuy nhiên, việc tùy tiện kết hợp như vậy là hoàn toàn sai lầm. Biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, không phải chỉ do thiếu vitamin B1, mà có thể do chuyển hóa kém rối loạn tiêu hóa do bệnh lý, tâm lý hoặc do khẩu phần ăn không phù hợp như ăn mãi một món, bữa ăn không đa dạng phong phú.

Đặc biệt, trong mật ong có chứa rất nhiều B1. Nếu kết hợp thêm với B1 sẽ gây thừa vitamin loại này. Đó chính là nguyên nhân khiến trẻ táo bón khó tiêu

'Vitamin B1 được đánh giá là an toàn và độc tính của loại vitamin này rất yếu, tuy nhiên có cần thiết phải bổ sung loại vitamin này hay không cần có sự chỉ định của bác sĩ. Thừa hoặc thiếu vitamin B1 đều không tốt cho sức khoẻ Những hệ luỵ có thể xảy ra khi thừa vitamin B1 là bị ngộ độc chóng mặt choáng váng dị ứng cơ thể. Do đó, không phải tất cả trẻ biếng ăn dùng B1 đều sẽ hiệu quả', bác sĩ Tường Vi khuyến cáo.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật