Nguyên nhân trẻ bị bệnh tự kỷ và một số phương pháp điều trị

Từ 18 - 36 tháng tuổi nếu được phát hiện và điều trị đúng cách thì có khoảng 30% khả năng trẻ sẽ trở lại bình thường, phát triển như các trẻ khác.

Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ

Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân gây bệnh tự kỷ Có những yếu tố góp phần trong rối loạn tự kỷ như di truyền hoặc một số tổn thương não Ngoài ra, ngạt khi sinh, sang chấn do can thiệp sản khoa sinh non vàng da khuyết tật tâm thần, động kinh, người mẹ khi mang thai nhiễm vi-rút, nhiễm độc... cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này.

Ngoài ra trẻ được bao bọc quá kỹ lưỡng trong điều kiện vật chất dư thừa, nhưng không được giao tiếp với thế giới bên ngoài, không được hoạt động, tương tác với trẻ khác, cũng khiến hội chứng tự kỷ thêm trầm trọng.

Làm thế nào nhận biết sớm?

Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như: chậm nói, hoặc biết nói rồi ngừng hẳn, chỉ thích chơi một mình, không cười, không tiếp xúc bằng mắt với bố mẹ hay người đối diện, quá say mê một thứ đồ vật nào đó, có những hành vi lặp đi lặp lại, rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn... Việc phát hiện sớm là rất quan trọng, vì phát hiện càng sớm thì việc can thiệp, khắc phục sẽ có kết quả cao hơn, trẻ càng có nhiều cơ hội hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống

Trẻ từ 18 - 36 tháng tuổi nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị đúng cách thì có khoảng 30% khả năng trẻ sẽ trở lại bình thường, có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. Quá độ tuổi này, việc can thiệp sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Phương pháp điều trị

Tùy theo sự biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ mà có cách điều trị khác nhau, hiện nay cách điều trị hữu hiệu nhất đối với trẻ mắc bệnh tự kỷ đó là liệu pháp điều trị bệnh bằng tâm lý. Cụ thể: thiết lập và giúp trẻ hướng tới sự phát triển tâm lý và nhân cách cá nhân theo đúng như tâm lý của trẻ bình thường; giúp trẻ tiếp xúc giao tiếp với người xung quanh, thiết lập mối quan hệ tình cảm với người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô; dạy trẻ nói chuyện, phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ; tập cho trẻ ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.

Ngoài ra, cần cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng vitamin cần thiết (như vitamin A vitamin C vitamin B6 và magiê, a-xít folic vitamin B12 và omega 3...), bao gồm cả hạn chế của các chất gây dị ứng thực phẩm để giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Kết hợp bổ sung các thuốc chống suy nhược và các thuốc bổ thần kinh giúp trẻ ổn định hơn tránh sự quá kích động tự làm tổn hại thần kinh.

Có phòng ngừa được bệnh tự kỷ?

Khi mang thai các bà mẹ cần giữ gìn sức khỏe kiêng rượu thuốc lá để hạn chế nguy cơ nhiễm độc, đẻ non, đặc biệt tránh dùng nhiều mỹ phẩm (vì nhiều loại chứa chất thủy ngân - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tự kỷ)... Sau khi trẻ ra đời, không nên tách trẻ khỏi mẹ quá sớm; cha mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc, trò chuyện, chơi đùa với trẻ để giúp trẻ phát triển năng lực, tránh để trẻ bị chấn động về não, hoặc sang chấn tâm lý.

Một thái độ ân cần, một ánh mắt cảm thông là liều thuốc giúp trẻ tự kỷ và cha mẹ đứng vững và tiếp tục bước trên con đường chông gai. Ngược lại, một lời nói hay một cử chỉ kỳ thị dù nhỏ, cũng đủ làm trẻ và cha mẹ trẻ rơi vào tuyệt vọng. Khi trẻ bị tự kỷ cần đưa trẻ đi khám để được tham vấn các phương pháp trị liệu giúp trẻ hòa nhập cộng đồng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật