Thuốc kháng sinh cho trẻ em khi sử dụng cần lưu ý những điều sau
Củ hành - "Dũng sĩ" diệt khuẩn có ngay trong căn bếp nhà bạn
Cách đối phó lẹo mắt ở trẻ nhỏ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
Thuốc kháng sinh cho trẻ khi sử dụng cần lưu ý những điều mà bài viết chia sẻ dưới đây mong rằng sẽ là thông tin hữu ích với bạn đọc!
Thuốc kháng sinh cho trẻ em khi sử dụng cần lưu ý những điều sau
Nóng ruột muốn con mau khỏi bệnh, không ít vị phụ huynh mắc hàng loạt sai lầm khi dùng kháng sinh, khiến bệnh của trẻ không hết hẳn, dễ tái phát, dễ có biến chứng mà còn góp phần làm trầm trọng tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam.
1. Tự chẩn bệnh, kê toa và mua kháng sinh.
Xuất phát từ tâm lý ngại đưa con đi khám bệnh vì sợ phải chờ đợi lâu khi đi khám bận rộn mất phí khám bệnh lại thiếu hiểu biết về bệnh nhiều bà mẹ chỉ cần thấy con hắt hơi sổ mũi… là vội vàng đi mua kháng sinh vì nghĩ sẽ giúp trẻ mau khỏe hơn.
Hệ thống nhà thuốc dày đặc tạo điều kiện cho việc mua kháng sinh dễ dàng và tuỳ tiện khi không có toa thuốc dù đã có quy định về kê đơn và bán thuốc theo đơn. Trên thực tế, kháng sinh chỉ được dùng khi trẻ xác định bị nhiễm khuẩn và nhất thiết phải qua khám bác sĩ.
2. Tự ý ngưng kháng sinh sớm hoặc dùng thuốc thêm thời gian
Theo ThS. BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1, phụ huynh thường có xu hướng tự ngưng thuốc sau khi thấy con bớt bệnh từ 2-5 ngày, dù vẫn chưa hoàn toàn khỏi hẳn. Ngược lại, nếu tình hình sức khoẻ trẻ chưa cải thiện sau một thời gian dùng kháng sinh lại tự ý dùng thuốc thêm thời gian nữa mà không tái khám đúng hẹn để bác sĩ đánh giá đáp ứng và xem xét khả năng đổi thuốc ngay.
“Việc không tuân thủ điều trị kháng sinh nói chung khiến bệnh không hết hẳn, dễ tái phát khiến người bệnh đáp ứng với điều trị kém hơn, tăng thể bệnh nặng và dễ có biến chứng.” ThS. BS Trần Anh Tuấn nhận định.
3. Khuyên người khác dùng kháng sinh từ “kinh nghiệm” bản thân
Không chỉ tự chẩn bệnh cho bản thân, tâm lý khuyên người khác dùng kháng sinh cũng rất phổ biến trong cộng đồng. Hành động này không chỉ “hại mình mà hại luôn cả người.” Thay vì đi khám bác sĩ, nhiều bà mẹ nghe “rỉ tai” từ các phụ huynh khác và cho con dùng kháng sinh tuỳ tiện, hoặc đi “kê toa” cho người khác dựa trên các triệu chứng giống mình.
Theo ThS. BS Trần Anh Tuấn, lạm dụng, tuỳ tiện dùng kháng sinh còn có thể khiến trẻ bị tác dụng phụ như tiêu chảy rối loạn tiêu hóa … dị ứng thậm chí độc tính trên gan thận xương khớp máu… Không chỉ tốn kém cho người bệnh và cả hệ thống y tế, thói quen dùng kháng sinh này còn khiến tình trạng “lờn thuốc” (đề kháng kháng sinh) ở mức cao tại Việt Nam trầm trọng hơn.
4. Tích trữ kháng sinh thừa để dùng sau
Tâm lý “tiết kiệm triệt để” này là một sai lầm không nên mắc phải, bởi nguyên tắc là kháng sinh thừa nên được loại bỏ, không giữ lại để dùng cho lần sau. Không có nghĩa là kháng sinh từ đợt trước trị bệnh hiệu quả thì có thể uống vào lần bệnh tiếp sau, dù người bệnh có triệu chứng gần giống như vậy đi chăng nữa.
Không nên sử dụng thuốc kháng sinh dùng lại cho trẻ
5. Không tin tưởng kháng sinh liệu trình ngắn ngày
Cho rằng uống kháng sinh phải nhiều ngày mới tiêu diệt hết vi khuẩn nhiều người bà mẹ khăng khăng không cho con dùng kháng sinh liệu trình ngắn ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy người bệnh kém tuân thủ điều trị nếu phải dùng thuốc dài ngày (từ 7 ngày trở lên), nhiều lần trong ngày (3-4 lần/ngày).
Trong khi đó, kháng sinh liệu trình ngắn ngày đang là xu hướng điều trị mới với rất nhiều lợi ích. “Sử dụng kháng sinh có liệu trình điều trị ngắn hơn, theo đúng chỉ định của bác sĩ vẫn đủ khả năng khỏi bệnh hoàn toàn và tránh tái, ít tốn kém chi phí hơn, hạn chế tác dụng phụ và giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh
Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải bệnh nào, người bệnh nào, kháng sinh nào cũng có thể áp dụng biện pháp điều trị kháng sinh ngắn ngày. Chỉ qua thăm khám và đánh giá đầy đủ, bác sĩ của bạn mới quyết định được điều này. ”
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:05 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:04 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:04 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:08 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:01 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:04 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:01 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:08 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:09 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023