Trẻ uống sữa có dễ bị tiêu chảy không? Cha mẹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề này nhé!
Cà rốt - vị thuốc chữa tiêu chảy ở trẻ em
Cảnh báo tình trạng tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ và cách xử lý
Dấu hiệu hay triệu chứng khi các trẻ nhập viện được các bác sĩ nhận định như thế nào?
Khoa có tiếp nhận 9 trẻ, chia làm hai đợt, đợt 1 là 3 trẻ và đợt 2 là 6 trẻ. Theo đánh giá ban đầu của bác sĩ điều trị các bệnh nhi khi nhập viện đều ở trong tình trạng không nặng, đều nằm theo dõi và điều trị ở các phòng ngoài và không cần nhập cấp cứu của khoa.
Tính đến nay, các trẻ nhập viện, điều trị ở khoảng ngày thứ 8. Hiện nay, 7 ca đã xuất viện. Trẻ nhập viện với các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa đều rất rời rạc, như đau bụng táo bón nhưng không có bất cứ một liên hệ nào để chúng ta nhìn thấy có một tình trạng chung giữa các bệnh nhi.
Mỗi ngày, khoa Tiêu hóa đều tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi, đặc biệt ở mặt bệnh tiêu hóa tiêu chảy đau bụng táo bón rất thông thường. Đau bụng tiêu chảy hay táo bón chỉ là triệu chứng để các nhà chuyên môn hướng tới bệnh. Đôi lúc, bệnh nhi đến gặp bác sĩ với triệu chứng như nhau, ví dụ như đau bụng nhưng sau khi thăm khám, điều tra bệnh sử… đau bụng có thể là do các bệnh lý khác nhau.
Vậy cụ thể hơn, tiêu chảy do nhiễm E-coli có bệnh cảnh khác hơn các tác nhân gây bệnh khác không?
Chúng ta cần phải xác định rõ ràng, thật sự em bé đó có bị tiêu chảy hay không. Theo định nghĩa, nếu em bé trong vòng 24g qua đi tiêu từ 3 lần trở lên và ra phân lỏng, lúc đó người ta mới gọi em bé đó là bị tiêu chảy Phân lỏng tức là bỏ vào vật chứa hình gì, phân sẽ nằm đúng hình đó.
Thật sự, cho tới bây giờ, tác nhân gây tiêu chảy nếu chỉ tính riêng do nhiễm thôi đã có hơn 20 tác nhân. Trong 20 tác nhân đó, trừ những loại nguy hiểm có thể gây thành dịch như lỵ Shigella, vi trùng tả, cần định danh và điều trị liền. Còn lại, tất cả bệnh tả khác đều được xử trí như nhau. Bởi vì, có thể bệnh đã lành khi chúng ta tìm ra được tác nhân gây bệnh.
Điều trị sẽ dựa vào tính chất phân của em bé. Nếu phân có máu, chúng ta cần dùng kháng sinh; còn đối với tiêu chảy cấp toàn nước không có máu, chúng ta không dùng kháng sinh mà chỉ có bù dịch.
Tiêu hóa, đặc biệt đối với trẻ em là thường xuyên, đặc biệt, thời điểm này nắng nóng, sắp vào mùa hè, mặt bệnh này tăng lên như thế nào?
Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa ghi nhận sự tăng đột biến. Các bệnh tiêu hóa, như tiêu chảy thường xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, có những khoảng thời gian khi em bé thay đổi môi trường, ví dụ như bắt đầu nhập học, khi trẻ quen dùng nhà vệ sinh sinh ở nhà, nên khi tiếp xúc với nhà vệ sinh ở trường… có thể dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy.
Vậy có thể nào đau bụng, táo bón, tiêu chảy do nguyên nhân uống sữa?
Câu trả lời “táo bón có phải do sữa hay không” là một thách thức. Hiện tại, người ta nhận thấy tiêu chảy do sữa có cơ chế để trả lời, giải thích; nhưng còn táo bón do sữa là còn phụ thuộc vào thành phần của sữa và cơ địa của bệnh nhân. Người ta vẫn chưa tìm ra được mối liên quan chặt chẽ giữa sữa và táo bón.
Sữa gây ra tiêu chảy có nhiều dạng. Bản thân sữa gây ra vì em bé không còn men tiêu hóa được protein sữa, hoặc không có men để tiêu hóa chất béo của sữa cũng có thể gây ra tiêu chảy Sữa là một thực phẩm nên có thể bị tác nhân gì đó lây nhiễm vào, nên người ta không gọi là “tiêu chảy do sữa” mà phải gọi là “tiêu chảy do một tác nhân nào đó mà qua trung gian là sữa”.
Vì vậy, em bé uống sữa có thể bị đau bụng tùy theo lứa tuổi và tùy theo men còn lại trong cơ thể có thể giúp tiêu hóa được sữa hay không. Theo thời gian, men lactase cần thiết để tiêu hóa đường lactose - đường chính của sữa - sẽ bị giảm dần dần.
Thường thường, men này sẽ giảm nhiều khi trẻ từ 5 tuổi. Có trẻ đột ngột “cắt rụp” đến 5 - 7 tuổi không còn uống sữa được nữa, nhưng cũng có trẻ kéo dài đến 60 - 70 tuổi. Tại một thời điểm nào đó, trong cuộc đời của em bé, men đó còn nguyên, em bé uống sữa không có vấn đề gì hết. Nhưng nếu tại thời điểm đó, trên cơ địa của em bé, men này không còn đủ để tiêu hóa sữa nên dễ dẫn đến tiêu chảy.
Chúng tôi, bác sĩ tiêu hóa, cũng gặp không ít trường hợp thắc mắc như vậy, trước giờ con tôi uống sữa không có vấn đề gì hết nhưng sao tự nhiên, bây giờ lại bị đau bụng, tiêu chảy khi uống sữa. Thậm chí, con tôi xì hơi nhiều quá, bụng cứ lình bình…
Hộp sữa tươi do đó thường được đóng với lượng từ 180 - 220ml, dành cho người mà men lactase ở mức độ tối thiểu vẫn còn có thể uống được và không có triệu chứng.
Một nguyên nhân khác có thể khiến trẻ bị tiêu chảy sau khi uống sữa là do bảo quản không tốt. Một hộp sữa đã mở ra, rồi tiếc để tủ lạnh, 1 - 2 bữa lấy ra cho trẻ uống có thể gây ra tiêu chảy vì vi trùng rất thích môi trường sữa.
Xin cảm ơn bác sĩ!
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:06 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:09 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:07 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:04 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:02 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:09 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:06 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:08 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:01 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023