Vật lý trị liệu trong các bệnh lý đường hô hấp nên biết
Bệnh lý về đường hô hấp như viêm hô hấp trên viêm tiểu phế quản viêm phế quản viêm phổi….là dạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 3 tuổi, đây là dạng bệnh lý của các đường dẫn khí thông thường do virus gây ra. Virus thường lan truyền qua nước bọt hắt hơi ho các vật dụng bẩn có dính chất dịch tiết hoặc qua bàn tay dơ. Mặc khác, cảm sổ mũi ở trẻ lớn và của người lớn cũng có thể dẫn đến viêm đường hô hấp ở trẻ nhũ nhi và bệnh thường bắt đầu bằng cảm sổ mũi nhẹ và ho, sau đó chuyển sang thở khó kèm theo trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn.
Bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 3 tuổi
Cần làm gì để tránh virus lan truyền?
- Cần rửa tay thường xuyên với xà bông trước khi chăm sóc trẻ
- Tránh mang trẻ đến những nơi công cộng (bến xe, siêu thị, chợ, bệnh viện…), vì đây là những nơi trẻ có thể dễ dàng gặp và bị lây nhiễm bởi những người bệnh.
- Tránh dùng chung bình sữa núm vú quần áo cho các trẻ trong gia đình
- Tránh hôn lên mặt trẻ .
- Nên thay quần áo anh chị của trẻ (sau khi đi học về) trước khi chạm vào trẻ.
- Tránh những nơi có khói thuốc lá vì khói thuốc làm bệnh lý trầm trọng thêm.
- Làm thông thoáng mũi bằng nước muối sinh lý trong trường hợp sổ mũi.
- Nếu bị cảm thì nên mang khẩu trang khi chăm sóc bé (nhất là bé dưới 3 tháng tuổi).
Cần làm gì nếu trẻ bệnh?
- Nếu trẻ có những dấu hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản (thở khó và biếng ăn), cần nhanh chóng mang trẻ đi khám bác sĩ.
- Bệnh này thường nhẹ, nhưng đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, bệnh có thể trở nên trầm trọng.
- Theo chỉ định của bác sĩ, cần có vài buổi tập vật lý trị liệu để làm thông thoáng đường dẫn khí.
- Trong khi bệnh, trẻ cần nằm đầu cao, cho trẻ bú thường xuyên và chia thành từng bữa nhỏ uống nước nhiều lần trong ngày, thường xuyên làm thông thoáng mũi (nhất là trước bữa ăn và trước khi đi ngủ) và nên sử dụng khăn giấy loại sử dụng 1 lần.
- Giữ cho phòng của trẻ được thông thoáng.
- Không nên ủ trẻ quá nhiều.
- Tránh khói thuốc lá.
Bệnh lý đường hô hấp là bệnh hay lây, nhưng với vài lưu ý đơn giản bạn có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Đa số các trường hợp trẻ được lành bệnh sau 5-10 ngày và trẻ còn húng hắng ho trong vòng 2-3 tuần. Trẻ có thể đi nhà trẻ trở lại khi các triệu chứng không còn.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:05 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:02 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:08 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:00 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:07 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:08 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:07 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:04 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:08 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:08 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023