Bệnh tổn thương cơ, xương khớp.. hay gặp khi rung chuyển

Trong lao động và sinh hoạt, rung chuyển rất thường gặp đối với nhiều người, như sự rung chuyển của ôtô, xe máy, tàu hỏa, ca nô, máy bay, máy nổ... Rung chuyển có thể gây bệnh toàn thân hoặc cục bộ, tùy thuộc vào tần số và biên độ rung mà người bệnh phơi nhiễm.

Rung chuyển gây nhiều bệnh

Nhiều nghiên cứu cho thấy, rung chuyển tần số thấp gây bệnh say tàu, xe, do ảnh hưởng chủ yếu ở cơ quan tiền đình; rung sóc bởi xe cộ gây đau lưng đau cột sống; rung chuyển ở tần số cao gây tổn thương xương khớp, rối loạn vận mạch, tổn thương cơ, thần kinh, bệnh hay gặp ở cân cơ, thần kinh tay, bàn tay, cánh tay, cẳng tay và vai.

Bệnh rung chuyển ở tần số cao thường tăng lên khi kết hợp với lao động nặng nhọc, môi trường lao động quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều tiếng ồn và độc hại. Thường gặp 3 dạng bệnh là: tổn thương xương khớp; rối loạn vận mạch (bệnh Raynaud); tổn thương cơ, thần kinh.

Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay như khoan, máy cưa, máy mài... tay phải đỡ sức nặng của máy, cơ co mạnh liên tục, tạo điều kiện cho việc dẫn truyền rung chuyển vào xương, vào các mặt khớp. Mặt khớp dưới tác dụng của co cơ siết vào nhau một cách bất thường. Rung chuyển liên tục lâu dài gây vi chấn thương, tác động đến khớp, phát sinh những tổn thương làm bong ra những mảnh xương nhỏ, từ đó xuất hiện những gai xương và những dị vật trong khớp, những lồi xương, vôi hoá.

Rung chuyển phá huỷ một số sợi thần kinh vận mạch, sau một thời gian, mạch bắt đầu phản ứng mạnh hơn với kích thích bên ngoài như lạnh, gây ra hiện tượng Raynaud.

Bệnh tổn thương cơ, xương khớp, mạch máu

Tổn thương xương và khớp: hay gặp ở chi trên, nhiều nhất là cổ tay sau đó giảm dần và ít ở vùng vai với biểu hiện chính là viêm xương và hư khớp. Các khớp đau bất kỳ lúc nào, không đau dữ dội, không biến dạng khớp, không sưng, khó cử động, nhiều khớp đều bị tổn thương. Bệnh nhân còn có thể đau nhiều ở khớp vai, khớp gối hay một số khớp khác không liên quan với tổn thương xương, khớp, do một số nguyên nhân như sự căng cơ, tư thế lao động, cách thao tác máy, sự mệt mỏi do gắng sức...

Chụp Xquang thấy hình ảnh khuyết xương: các hốc xương nhỏ hình thành chủ yếu gặp ở các xương cổ tay.

Rối loạn vận mạch (bệnh Raynaud): Bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn mao mạch đầu chi và rối loạn cảm giác bàn tay Cơn bệnh diễn biến làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu là thiếu máu cục bộ, các ngón tay trắng bệch rồi xanh nhợt; gây cảm giác lạnh và tê cóng. Giai đoạn hai là những cơn đau và dấm dứt các ngón tay; các ngón đỏ bừng có khi tím lại; đau dữ dội không chịu được. Cơn bệnh khởi phát không phải lúc bị rung chuyển mà do lạnh.

Nếu lạnh toàn thân dù tay không lạnh, làm phát cơn mạnh hơn là lạnh cục bộ ở hai bàn tay. Chụp phim Xquang thấy hình ảnh mất vôi, xơ hoá, có hốc, đầu dưới xương trụ, xương quay và tất cả xương cổ tay bị mất vôi.

Tổn thương cân cơ thần kinh: Bệnh nhân bị teo cơ ở mô trái bàn tay hay mô út; teo các cơ liên cốt, cơ cẳng tay... Rung chuyển tần số cao còn gây một số triệu chứng như đau kiểu bỏng rát, kèm theo tê cóng và dị cảm Da đỏ hay tím, sưng phồng; bị đau ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay và bả vai... Có hiện tượng chuột rút các thớ cơ bị đứt, nhất là cơ delta. Rung chuyển còn gây bệnh Dupuytren, gây co gấp ngày càng tăng, không thuyên giảm ở 4 ngón tay cuối.

Điều trị thế nào?

Điều trị các bệnh do rung chuyển khó khăn đặc biệt là các tổn thương ở xương khớp Điều trị phải dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid vật lý trị liệu kết hợp với việc tập luyện thể lực vừa sức, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tổn thương rối loạn vận mạch chủ yếu là điều trị phục hồi bằng mọi phương pháp có thể như thuốc và vật lý trị liệu. Dùng các vitamin kích thích làm ấm kết hợp với thuốc giãn mạch Bệnh nhân cũng cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất và lượng, tăng cường các loại thực phẩm giàu canxivitamin D, chống loãng xương

Lời khuyên thầy thuốc

Định kỳ khám sức khoẻ cho người lao động để phát hiện sớm các tổn thương bệnh lý và điều trị kịp thời. Tránh đi xe tốc độ cao, nhất là ở những nơi mặt đường gồ ghề để hạn chế sự rung chuyển. Khi làm việc với dụng cụ cầm tay cần nghỉ ngơi định kỳ, tránh làm việc kéo dài để hạn chế tác dụng của rung chuyển đến cơ khớp... Khi cần bệnh nhân có thể phải chuyển sang làm các công việc nhẹ nhàng, không có rung chuyển.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật