Biến chứng sau cắt túi mật, người bệnh cần đề phòng

Tôi đi siêu âm, kết quả có nhiều khối echo dày, khối lớn kích thước 5x4mm, kết luận đa polyp túi mật. Xin hỏi bác sĩ, tôi có nên phẫu thuật không và nếu mổ cắt túi mật có biến chứng gì nghiêm trọng không?

Võ Thị Sa ([email protected])

Theo thống kê, có tới 92% polyp túi mật là lành tính nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm chung sống hòa bình. Tuy nhiên, cũng có khoảng 6-7% các trường hợp bệnh nhân polyp túi mật có triệu chứng giống sỏi túi mậtđau hạ sườn phải hoặc trên rốn buồn nôn nôn, đầy bụng ăn uống chậm tiêu Một số khác có thể gặp biến chứng ác tính như viêm túi mật, tắc mật...

Về điều trị thông thường polyp túi mật kích thước nhỏ dưới 10mm thì không cần phẫu thuật, tuy nhiên cần định kỳ 3-6 tháng khám theo dõi nếu thấy polyp to nhanh (gấp đôi so với lần khám trước) hoặc chân lan rộng, hình thể không đều hoặc có triệu chứng lâm sàng như đau sốt nhiều lần thì mới cần điều trị cắt bỏ túi mật.

Theo thư bạn viết, bạn bị đa (nhiều) polyp, khối lớn có kích thước 5x4mm, nếu có kèm theo triệu chứng lâm sàng như đã nói trên thì nên mổ sớm. Hiện nay mổ cắt túi mật bằng phương pháp nội soi nên không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe khi phẫu thuật. Tuy nhiên, dù mổ bằng phương pháp nào thì vẫn có thể gặp một số biến chứng về tiêu hóa Như chúng ta đã biết túi mật là kho dự trữ mật để đổ vào ruột khi ta ăn, sau khi không còn túi mật, dịch mật do gan liên tục sản xuất (cả ngày đêm) sẽ đổ thẳng vào ruột gây ra một số phiền toái, bao gồm: tiêu chảy đầy bụng khó tiêu Trong đó tiêu chảy là biến chứng tiêu hóa thường gặp. Do vậy, người bệnh sau khi cắt bỏ túi mật cần điều chỉnh chế độ ăn như ăn ít chất béo, tăng chất xơ từ rau củ, quả, chia nhỏ bữa ăn...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật