Lượng cholesterol trong cơ thể giúp bạn khỏe mạnh hơn?

Cholesterol là một trong những nỗi lo sợ, là kẻ thù thường trực mà nhiều người cho là ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Nhưng sự thật không hoàn toàn như mọi người vẫn nghĩ, cholesterol thực ra còn giúp bạn khỏe mạnh.

Cholesterol thường khiến nhiều người lo sợ, họ cho rằng nó là thủ phạm gây ra nhiều bệnh chuyển hóa, hoặc căn bệnh mạn tính ở người. Nhưng thực tế nếu không có cholesterol cơ thể con người sẽ không thể hoạt động được. Vì cholesterol cần cho tế bào giúp tiêu hóa các chất béo trong ruột, hấp thụ các vitamin cho cơ thể, giúp cho sự phát triển não bộ....Hãy tìm và hiểu đúng về cholesterol trước khi gán cho chúng những tác hại đối với sức khỏe

Cholesterol là gì?

Nhiều người thường đổ lỗi cho việc cholesterol cao là do thực phẩm có nhiều chất béo mang lại, nhưng hầu hết cholesterol được tạo nên bởi chính những cơ quan trong cơ thể mỗi người. Gan thường sản xuất tới 75% lượng cholesterol trong máu và chỉ có 25% được tạo ra từ thực phẩm Ở mức độ bình thường, cholesterol đóng vai trò quan trọng giúp các tế bào trong cơ thể hoat động.

Cholesterol toàn phần

Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, cholesterol toàn phần dưới 200mg/dl (hoặc dưới 5,2mmol/dl) được coi là tốt, người bình thường nên duy trì nồng độ cholesterol như vậy. Nhưng nếu mức cholesterol từ 200-239mg/dl (từ 5,2-6,2mmol/dl) có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch Còn ở mức cao hơn, người bệnh cần phải điều trị.

Tỷ lệ cholesterol

Để tính toán tỷ lệ cholesterol của một người, người ta chia cholesterol toàn phần cho nồng độ HDL (cholesterol tốt). Ví dụ, cholesterol toàn phần là 200 chia cho số HDL là 50 ta được tỷ lệ là 4. Các bác sĩ khuyến cáo nên giữ tỷ lệ này ở con số 4, tốt nhất là ở mức 3,5 và đừng để trị số này vượt quá 5. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, trị số này chỉ giúp dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim còn việc hướng dẫn điều trị các bác sĩ sẽ dựa trên các số liệu về cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglycerid.

Cholesterol trong thực phẩm

Các nghiên cứu gần đây đã kết luận những người bị mỡ máu cao, không cần thiết loại khỏi thực đơn của mình những thực phẩm giàu cholesterol như trứng tôm, tôm hùm.... Bởi cholesterol chúng ta ăn tác động rất nhỏ tới mức độ cholesterol trong máu. Vẫn có một số người có mức độ cholesterol tăng vọt sau ăn trứng Nhưng với hầu hết các trường hợp chất béo bão hòa và chất béo trans có tác động tới nồng độ cholesterol nhiều hơn. Đối với một người khỏe mạnh bình thường, cholesterol được khuyến cáo hàng ngày là 300mg, những người mắc một số bệnh chỉ nên dừng ở 200mg mỗi ngày, trong khi đó 1 quả trứng thường chứa 186mg cholesterol.

Cholesterol và tiền sử gia đình

Cholesterol có từ hai nguồn là tự bản thân cơ thể và thực phẩm Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng cholesterol cao có tính chất di truyền. Một số người thừa hưởng gen kích hoạt quá nhiều cholesterol. Trong khi đó có những người cholesterol cao là do chế độ ăn uống Chất béo bão hòa có trong thực phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Nhiều trường hợp, cholesterol cao xuất phát từ sự kết hợp của chế độ ăn uống và di truyền.

 

Ai dễ bị cholesterol cao?

Có một số yếu tố làm cho một người mắc cholesterol cao như:

- Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans

- Tiền sử gia đình đặc biệt là những người cận huyết mắc bệnh cholesterol cao

- Thừa cân hoặc béo phì

- Người lớn tuổi.

- phụ nữ sau mãn kinh, sau 55 tuổi, do hàm lượng estrogen giảm (một trong những yếu tố giúp gia tăng HDL) suy giảm, nồng độ cholesterol của phụ nữ tuổi này tăng lên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật