Những lưu ý và cách xử lý khi bị ngộ độc thuốc diệt côn trùng tại nhà

Hiện nay có rất nhiều gia đình sử dụng bình thuốc xịt diệt côn trùng như muỗi, gián, kiến... Tuy nhiên, thực tế có rất ít người chú ý đến các hoạt chất của các thuốc này là gì, những nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng, nhất là với con trẻ.

Xịt thuốc diệt côn trùng sai cách, hậu quả nghiêm trọng không phải ai cũng biết

Khi phun hóa chất tồn lưu (thường là lân hữu cơ), sẽ diệt được gián, bọ chét, ve, mạt và các loại côn trùng truyền bệnh. Ngoài tác dụng diệt côn trùng, các thuốc này với hàm lượng nhất định sẽ có tác dụng lên con người, vật nuôi và môi trường thuốc có thể gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết các động vật thủy sinh.

Côn trùng càng chết nhanh, chứng tỏ rằng nồng độ hóa chất trong thuốc rất mạnh. Như vậy không chỉ côn trùng chết, mà con người cũng bị ảnh hưởng, những người hít và tiếp xúc với những hóa chất này sẽ gây độc hại cho sức khỏe không chỉ ảnh hưởng trước mắt, mà còn để lại những hệ lụy sau này.

Tác dụng nguy hiểm nhất, đã được ghi nhận trong y văn bởi các chuyên gia y tế là khả năng gây ngộ độc cấp tính ở người nếu nạn nhân tiếp xúc với một lượng thuốc đáng kể trong thời gian ngắn.

Mới đây, trường hợp bé trai 2 tuổi ở TP. HCM phải cấp cứu vì người nhà dùng thuốc diệt kiến xịt vào giun sán có trong phân gà và bé trai 2 chơi gần đó đã bốc phân ăn và nôn ói.

Vụ việc trên đã cảnh tỉnh cho phụ huynh trong cách chăm sóc, theo sát và bảo vệ sức khoẻ của bé. Dưới đây là các biện pháp cứu chữa khẩn cấp cho người bị nhiễm độc.

Lưu ý khi bị ngộ độc

Các thuốc Pyrethroids nói chung ít nguy hiểm nhưng có thể đe dọa tính mạng nạn nhân nếu hít vào một lượng đáng kể (30 ml trở lên). Thuốc sẽ kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt cơ trơn dữ dội, tác động ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm tri giác hay hôn mê tụt huyết áp ngứa trên da, đỏ da...

Ngộ độc Propoxur (chất ức chế không hồi phục men Cholinestarase ở động vật (kể cả người)) có biểu hiện rõ hơn: Nhịp tim chậm làm bệnh nhân ngất xỉu; tụt huyết áp tăng tiết dịch và tăng co thắt cơ trơn phế quản khiến nạn nhân khó thở tím tái; đau bụng nôn ói tiêu chảy do tăng nhu động ruột mờ mắt, hoa mắt do giảm nhãn áp; ngoài ra bệnh nhân có thể bị nhức đầu ù tai và hôn mê. Nạn nhân sẽ tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.

Xử lý tại nhà một trường hợp ngộ độc thuốc diệt côn trùng

Cách ly nạn nhân khỏi nguồn thuốc, gọi ngay dịch vụ y tế đến cấp cứu, giữ lại bình thuốc để giúp nhân viên y tế biết được hoạt chất gây ngộ độc.

Nếu thuốc tiếp xúc qua da hay mắt thì phải rửa ngay với thật nhiều nước sạch (tối thiểu 15 phút). Nếu nạn nhân hít phải thuốc thì di chuyển nạn nhân tới nơi không khí thoáng sạch. Phần còn lại là công việc của nhân viên y tế.

Cách phòng tránh ngộ độc

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bình thuốc. Không để thuốc gần tầm với của trẻ em, không để thuốc gần thức ăn hay vật nuôi, không chúc ngược bình, rửa tay kỹ sau mỗi lần cầm bình xịt, không đập vỡ bình hay ném bình vào lửa ngay cả khi bình đã hết, không ném bình xuống sông suối, nguồn nước công cộng.

Các thuốc nhóm Pyrethroids chưa được ghi nhận gây các ảnh hưởng khác lên sức khỏe con người như khả năng sinh ung thư gây đột biến gen sinh quái thai... Trong khi đó, y văn công nhận Propoxur có khả năng sinh ung thư có độc tính lên hệ sinh sản và sự phát triển thể chất nếu tiếp xúc trong thời gian dài (nhiều tháng đến nhiều năm).

Phòng bệnh

Tốt nhất vẫn là vệ sinh sạch sẽ nhà ở và môi trường sống, không tạo khoảng không gian chết hay nước tù đọng... để côn trùng không có cơ hội tồn tại. Phòng tránh ngộ độc, phải sử dụng đúng hướng dẫn sử dụng ghi trên bình thuốc. Không để thuốc gần tầm với của trẻ em thức ăn hay vật nuôi, không dốc ngược bình, rửa tay kỹ sau mỗi lần cầm bình xịt, không đập vỡ bình hay ném bình vào lửa ngay cả khi bình đã hết, không ném bình xuống sông suối, nguồn nước công cộng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật