ok:Vì sao răng bị ê buốt? Cách phòng tránh răng ê buốt hiệu quả và an toàn

Răng nhạy cảm là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt chân răng.

Răng nhạy cảm là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt chân răng. Khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc khi hít phải không khí lạnh khiến răng có cảm giác ê buốt. Răng nhạy cảm là một hiện tượng rất phổ biến và người ta ước tính có khoảng một nửa dân số có triệu chứng răng ê buốt. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sâu răng và các bệnh về răng lợi khác.

Vì sao răng bị ê buốt?

Nguyên nhân chủ yếu của răng nhạy cảm là do ngà răng bị lộ ra. Ngà răng là lớp vật chất phía trong của răng, thường được bao bọc và bảo vệ bởi men răng Khi ngà răng tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống trực tiếp, chúng gây ra một cơn đau nhức nhẹ và cảm giác đau nhói tới tận chân răng. Các tổn thương thông thường và sự mòn răng có thể làm cho lớp men răng bị mỏng đi, đặc biệt là phần cổ răng, ở đường viền lợi. Khi lớp men răng bị mất đi, lớp vật chất bao quanh chân răng cũng mất. Lúc này, ngà răng mang theo các ống thần kinh nhỏ bị lộ ra. Khi phải tiếp xúc với các mức nhiệt độ khác nhau qua thức ăn và nước uống, chúng gây kích thích dây thần kinh gây đau và cảm giác khó chịu.

Răng hay bị ê buốt

Răng hay bị ê buốt

Có một vài nguyên nhân có thể dẫn đến mòn men răng gây ra răng nhạy cảm:

Sâu răng: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành của hầu hết các vấn đề rang miệng và các biến chứng khác. Các lỗ sâu trên răng có thể làm lộ ra các dây thần kinh chân răng. Chúng còn có thể gây tụt lợi và dẫn đến những nguy cơ sâu xa khác;

Tụt lợi: Dù với nguyên nhân do sâu rang hay do mòn răng đều để lộ ngà răng ở phần dây thần kinh chân răng, làm cho răng trở nên nhạy cảm;

Thói quen chăm sóc răng miệng sai quy cách: Việc đánh răng sai cách hoặc không xỉa răng đầy đủ đều có thể là nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm. Chải răng quá mạnh bằng bàn chải cứng có thể dẫn đến tổn thương lợi và nhạy cảm răng. Các vấn đề về nha chu do đánh răng sai cách khiến cho răng bị tụt lợi để lộ ngà răng Sự tích tụ của các mảng bám (cao răng) trong thời gian dài cũng sẽ dẫn đến sâu răng hoặc khiến răng trở nên yếu đi;

Thói quen ăn uống: Nếu bạn hay ăn những thức ăn chứa nhiều axit như thức ăn chế biến sẵn, qua thời gian, chúng sẽ gây lộ ngà răng và gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu; Tẩy trắng răng hoặc các phương pháp thẩm mỹ khác cho răng…

Phòng tránh thế nào?

Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày:

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm và chải răng nhẹ nhàng. Nên làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa bởi chỉ tơ có thể làm sạch những góc mà bàn chải không thể chạm tới được. Súc miệng bằng nước súc miệng sau khi đánh răng.

Lựa chọn loại nước súc miệng không cồn với hàm lượng flouride để giảm nguy cơ răng nhạy cảm; Thay đổi thói quen ăn uống: Tránh xa các đồ uống chứa nhiều axit, đặc biệt là nước có ga, nước cà chua cam chanh. Tránh ăn các thức ăn quá nóng hoặc lạnh. Ăn nhiều thức ăn cay sẽ khiến cho men răng bị mỏng đi dẫn đến sự nhạy cảm.

Thêm vào đó, các thức ăn mặn sẽ càng làm trầm trọng vấn đề hơn, đặc biệt khi men răng đã bị tổn thương. Cần luyện tập một chế độ ăn cân bằng. Ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ khiến tuyến nước bọt hoạt động tốt, giúp tạo nên các khoáng chất chống lại quá trình gây nhạy cảm cho răng. Nên ăn các loại rau như các loại đậu, cải bắp, đậu Hà Lan đậu phộng quả hạnh nhân...

Bổ sung canxi: là thành phần không thể thiếu trong việc chống lại các vấn đề về răng. Các thức ăn từ bơ sữa là nguồn canxi lý tưởng với các lựa chọn như sữa sữa chua và phomat; Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt sau khi ăn bởi nó giúp làm trôi đi các mảng bám trên răng.

Khi răng ê buốt sẽ cảm thấy đau rang khi chải. Cảm giác đau gặp phải sau khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt và có tính axít cũng có thể là một dấu hiệu của bệ nh. Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cá ch trám răng hoặc có một hướng điề u trị khác. Giảm nguy cơ bị răng ê buốt bằng cách giữ gìn vệ sinh răng miệng nhằm ngăn ngừa tụt nướu và bệnh nha chu.

Chải răng và sử dụ ng chỉ nha khoa đúng cách như nha sĩ khuyến cáo, đồng thời sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn thấp có thể giúp giảm nguy cơ mắc phải hiện tượng răng ê buốt. Giải quyết triệt để tật nghiến răng và điều trị tủy nếu có.

Ngoài ra, cũng có những hướng điều trị răng ê buốt khác mà nha sĩ có thể thực hiện ngay tại phòng nha: thoa fluor và keo dán lên răng, trám răng nếu bề mặt răng bị hư hại nhiề u và cũng có thể dù ng tia laser đặc trị...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật