Phòng ngừa bệnh động mạch vành nếu không muốn xảy ra những biến chứng nguy hiểm

Có đến 1/3 số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bị tử vong trong vòng 24 giờ kể từ khi bị đau ngực và rất nhiều bệnh nhân còn sống sót có di chứng trầm trọng. Các nguy cơ chính gây bệnh động mạch vành là hút thuốc lá, thừa cân, tiền sử gia đình có người mắc bệnh động mạch vành sớm (nam giới < 55 tuổi, nữ giới < 65 tuổi), rối loạn lipid máu, đái tháo đường và tăng huyết áp...

Phòng ngừa bằng cách tái khám định kỳ và thay đổi lối sống

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh là có thể phòng ngừa sự phát triển bệnh động mạch vành (phòng ngừa tiên phát) hoặc làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp ở các bệnh nhân đã mắc bệnh động mạch vành (phòng ngừa thứ phát) bằng cách làm thay đổi các yếu tố nguy cơ.

Cần phát hiện và đánh giá tình hình kiểm soát các yếu tố nguy cơ chính của bệnh động mạch vành cho tất cả các bệnh nhân theo định kỳ (3 - 5 năm). Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành nên được tính toán cho các bệnh nhân có từ 2 yếu tố nguy cơ chính trở lên để đưa ra chiến lược phòng ngừa tiên phát phù hợp.

Kiểm soát trọng lượng cơ thể: Béo phì hay béo bụng là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh động mạch vành Điều cơ bản để đạt được và duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý khỏe mạnh là có một chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể lực đều đặn. Để có được một trọng lượng cơ thể phù hợp, cần phải có được sự cân bằng về năng lượng mà bệnh nhân ăn hoặc uống vào với năng lượng mà bệnh nhân tiêu hao qua các hoạt động thể lực. Để giảm cân bệnh nhân cần phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn qua các hoạt động thể lực và ăn ít năng lượng hơn. Nên đo vòng bụng và tính chỉ số khối lượng cơ thể cho các bệnh nhân. Chỉ số khối lượng cơ thể trung bình là 18,5 - 22,9kg/m2. Nếu vòng bụng > 90cm ở nam giới và > 80cm ở nữ giới có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa và cần phải giảm cân

Bỏ hút thuốc lá: Ngừng hút thuốc lá là một yếu tố quan trọng nhất giúp bệnh nhân có thể làm giảm nguy cơ bị tái phát nhồi máu cơ tim hút thuốc lá làm giảm nồng độ ôxy trong máu, làm tổn thương và suy yếu thành động mạch Lợi ích của việc ngừng hút thuốc lá gần như đạt được tức thì. Ngay khi bệnh nhân ngừng hút thuốc nguy cơ tái phát bệnh bắt đầu giảm xuống. Sau 5 năm cai thuốc lá, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tái phát sẽ giảm đi một nửa so với trường hợp bệnh nhân tiếp tục hút thuốc. Các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cần đánh giá tiền sử hút thuốc lá và tư vấn cai thuốc lá hay tránh tái hút thuốc lá trước khi ra viện. Hãy hỏi bệnh nhân về tình trạng hút thuốc lá vào mỗi lần tái khám. Hãy động viên bệnh nhân và gia đình bỏ hút thuốc lá và tránh môi trường hút thuốc lá ở nơi làm việc hay tại nhà. Có thể cho bệnh nhân dùng nicotin thay thế nếu thấy cần thiết.

Kiểm soát huyết áp: Cần kiểm soát huyết áp < 140/90mmHg (< 130/80mmHg ở bệnh nhân đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính) bằng thuốc và thay đổi lối sống Thay đổi lối sống (giảm cân, thay đổi chế độ ăn tăng hoạt động thể lực và ăn nhạt) nên thực hiện cho tất cả các bệnh nhân có huyết áp ≥ 120/80mmHg. Các bệnh nhân tăng huyết áp nên có một chế độ ăn ít muối và nhiều rau, hoa quả và các chế phẩm ít chất béo, cũng như có một chương trình tập thể dục đều đặn.

Điều trị đái tháo đường: Kiểm soát chặt đường huyết bằng insulin hay thuốc hạ đường huyết uống và chế độ ăn để đạt HbA1C < 7%.

Điều trị rối loạn lipid máu: Nên khuyên các bệnh nhân ăn chế độ có chứa ít cholesterol ít chất béo bão hòa nhiều chất xơ hòa tan được, nhiều rauhoa quả Đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao nên điều trị rối loạn lipid máu tích cực để đạt nồng độ LDL-C mục tiêu < 70mg/dL.

Hoạt động thể lực: Các bệnh nhân hồi phục sau nhồi máu cơ tim cấp nên tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày hay ít nhất 5 lần/tuần (đi bộ, đi xe đạp, hay các hoạt động thể lực khác), đồng thời tăng các hoạt động thông thường hàng ngày (làm vườn, làm công việc nội trợ).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật