Sán mắt châu Phi, giun Guinea...là những căn bệnh đáng sợ liên quan tới ký sinh trùng

Nhiều người ngộ nhận rằng, cuộc sống hiện đại sẽ không còn có các ký sinh trùng gây bệnh sống bám trên cơ thể con người nhưng thực tế hiện tượng giòi làm tổ trong tai, giun sán sống trong vết thương hay trong mắt người vẫn còn tồn tại, trong đó có một số trường hợp đáng sợ dưới đây.

Sán mắt châu Phi

Sán là căn bệnh vẫn còn xuất hiện tại một số vùng hẻo lánh, nghèo khó ở Trung và Tây Phi, thủ phạm gây bùng phát dịch bệnh có tên Sán mắt châu Phi (African Eye Worm), trong đó Cameroon và Xuđăng là hai quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Loài sán này gọi theo tên địa phương là Loa Loa, dài tới vài centimet, thủ phạm gây bệnh cho hàng nghìn người dân tại hai quốc gia nói trên.

Loa Loa thâm nhập cơ thể qua vết thương mở của loài ruồi trâu và ẩn náu trong cơ thể, vài năm sau đó thâm nhập lên mắt, làm cho người bệnh ngứa ngáy khó chịu. Nếu soi gương có thể phát hiện thấy có sán bò dưới bề mặt nhãn cầu.

Loa Loa là thành viên của nhóm giun chỉ tròn, kể cả các loài giun sán gây bệnh mù sông (Onchocerca volvulus) và bệnh chân voi (Wuchereria bancrofti). Triệu chứng sưng đau dưới da, nhưng nguy hiểm nhất là khi chúng thâm nhập lên mắt. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ thâm nhập dòng máu và gây ra nhiều bệnh nan y khác. Năm 1989, hãng dược phẩm Merck & Co đã tìm ra loại thuốc ivermectin có khả năng diệt được loài sán này, kể cả khi còn ở dạng ấu trùng. Những người mắc bệnh mù sông (bị nhiễm ký sinh gây bệnh từ nước sông) cũng có thể dùng được loại thuốc nói trên.

Giun Guinea

Giun Guinea là tên gọi địa phương để nói về loài giun tròn hay ký sinh trùng có tên Dracunculus Medinensis, một loại ký sinh trùng cổ xưa nhất. Theo sử sách tại Hy Lạp, từ thế kỷ thứ II, loài ký sinh trùng này đã xuất hiện và tấn công người, động vật, về sau lan truyền sang châu Phi và châu Á. Giun Guinea xâm nhập cơ thể động vật qua đường nước uống có chứa bọ chét, mang ấu trùng của giun. Sau khi thâm nhập cơ khoảng 1 năm, giun tròn được hình thành và làm tổ trên da động vật chủ, thường ở trên chân và bàn chân. Sau 72 giờ vết bỏng rộp vỡ ra và hé lộ đầu của giun Guinea, trong khi đau đớn, khó chịu thì đầu giun trồi ra và nếu dùng kim, người ta có thể lôi và kéo được giun ra ngoài.

Để giảm đau những người mắc bệnh thường ngâm chân vào nước đã tạo điều kiện giúp giun cái trưởng thành đẻ trứng tạo ấu trùng mới vào trong chậu và tiếp tục một chu trình phát triển mới. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh giun Guinea, mọi người không nên dùng nguồn nước nhiễm bọ chét, nên dùng nguồn nước đảm bảo vệ sinh, được lọc cẩn thận bằng vải, lọc cát hoặc các thiết bị khử nước chuyên dụng. Nên ăn chín, uống sôi, không được uống nước lã, nhất là ở những vùng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Ký sinh Filarial Worms

Ký sinh Filarial Worms là thủ phạm gây bệnh chân voi và bệnh mù sông, truyền từ vật sang vật, kể cả con người qua chân khớp của loài côn trùng hút máu như ruồi đen hay muỗi... Dân gian thường gọi ký sinh Filarial Worms là giun chỉ hay còn gọi là bệnh giun chỉ bạch huyết Loài giun này tạo ra các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, mẩn đỏ, mề đay, các đốm sắc tố viêm khớp và bệnh mù sông như đã đề cập.

Nguyên thủy, bệnh giun chỉ bạch huyết được tìm thấy trong xác ướp 3.000 năm tuổi của cha cố người Hy Lạp tên là Natsef Amun và đến nay trên thế giới có tới 120 triệu người tại 80 quốc gia mắc bệnh giun chỉ bạch huyết. Lúc đầu, đa phần người bệnh không hề hay biết bản thân nhiễm giun vì không thấy bất cứ triệu chứng gì, nhưng tất cả đều bị tổn thương ở hệ bạch huyết và tới 40% bị tổn thương thận, có khoảng 4% bệnh nhân nhiễm giun chỉ có biểu hiện chân voi. Phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất là soi trên kính hiển vi để tìm giun chỉ. Việc điều trị bằng thuốc diệt giun với điều kiện phát hiện sớm. Về phòng bệnh, nên thường xuyên vệ sinh vùng bị tổn thương bằng nước muối và xà phòng mỗi ngày. Bôi kem kháng sinh lên tất cả các vết thương để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùngdùng thuốc doxycycline.

Ký sinh trùng Sacculina

Đây là loài ký sinh trùng rất nguy hiểm sống ký sinh trên cơ thể một số loài cua và khống chế khả năng sinh sản của loài cua. Nguy hiểm hơn có thể làm cho loài cua bị diệt vong. Trong trường hợp vật chủ là cua cái, ký sinh Sacculina sẽ “thao túng” quá trình sinh sản của cua, buộc loài cua trở thành các vật thể mang thai nuôi dưỡng và lây lan các ấu trùng của nó, biến cua trở thành ngôi nhà cho loài ký sinh trùng này. Ngược lại, nếu cua chủ là cua đực thì nó sẽ biến cơ thể của cua đực thành cua cái để phục vụ cho mục đích riêng của loài ký sinh trùng này.

Ký sinh trùng  thực vật Dodder

Như mọi người đều biết, thực vật là loài cây thụ động không thể “săn bắt mồi được” nhưng loài tơ hồng lại có thể làm được điều này. Thực chất loại tơ hồng nói trên chính là một loại ký sinh trùng có tên Dodder (Cuscuta) sống ký sinh trên các loài cây trồng khác nhất là cây dạng bụi. Thay vì ngồi “chờ sung rụng”, ký sinh Dodder đã chủ động đi săn mồi bằng cách đánh hơi và bài tiết các hóa chất lên vật chủ, làm cho tơ hồng của nó phát triển với tốc độ cực nhanh, xâm chiếm những vùng lãnh thổ mới với tốc độ kinh ngạc. Thậm chí có thể ăn hết những dưỡng chất của cây chủ và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành nông lâm trên khắp thế giới.

Rận ăn lưỡi cá

Có tên là Cymothoa Exigua sống ký sinh trong miệng các loài cá ở vùng Địa Trung Hải. Loài ký sinh trùng giáp xác này thâm nhập cá qua mang, trú ngụ tại đầu lưỡi cá, hút máu, ăn hết cả lưỡi cá và cứ thể phát triển sinh sôi nảy nở với tốc độ chóng mặt Đặc biệt, sau khi ăn hết lưỡi cá, chúng gắn chặt thân mình vào gốc lưỡi, vì vậy mới có biệt danh là Betty hay quái vật ăn lưỡi. Tuy rận Cymothoa Exigua không gây nguy hại cho con người nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và làm giảm tuổi thọ của cá, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, nguồn sống và biến cá trở thành nạn nhân, thậm chí có nơi cá bị rận Cymothoa Exigua tấn công cao tới 45% như ở Italia là một ví dụ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật