Theo dõi đường huyết để kiểm soát bệnh đái tháo đường - các bạn chú ý nhé!

Theo dõi đường máu thường xuyên giúp kiểm soát tốt đường máu là một trong những yếu tố quyết định điều trị thành công bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường huyết mạn tính đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipidprotein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/hoặc tiết insulin

Các tình trạng tăng đường huyết đặc biệt khác: giảm chức năng tế bào beta do khiếm khuyết gen: MODY 1, MODY 2, MODY 3 đái tháo đường ti lạp thể, giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen  Bệnh lí tuyến tụy: viêm tụy xơ, sỏi tụy ung thư tụy,… Một số bệnh nội tiết: to các viễn cực, hội chứng Cushing,… do thuốc hóa chất do nhiễm khuẩn

Theo nghiên cứu UKPDS, khi HbA1C tăng 1% (tương ứng khoảng 2 mmol/l) thì nguy cơ bị các biến chứng thận mắt, thần kinh tăng 25% và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng 16%.

Ngoài ra, việc kiểm soát đường huyết còn giúp người bệnh:

- Hiểu về mối tương quan giữa đường máu và hoạt động thể lực bài tập thể dục mà người bệnh đang thực hiện, với những loại thức ăn đang ăn hoặc với các yếu tố khác như lối sống đi du lịch stress

- Kiểm soát đường máu còn cho biết lối sống mà bệnh nhân lựa chọn, các thuốc mà bệnh nhân đang dùng có hiệu quả đến mức nào trong giai đoạn điều trị bệnh ĐTĐ.

Thông thường người ta thử đường máu ở các thời điểm trước các bữa ăn và trước khi ngủ.

Điều trị thành công có nghĩa là giữ được đường máu trong giới hạn cho phép, không để đường máu tăng quá cao hoặc tụt thấp, ngăn ngừa sự xuất hiện các biến chứng của ĐTĐ.

Nhằm nhận thức rõ hơn về tác động của bệnh tiểu đường hãy cùng tham gia cuộc thi tìm hiểu về bệnh đái tháo đường với nhiều phần quà có giá trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật